Bệnh Parkinson có chữa được không, điều trị như thế nào?

Dùng thuốc, phẫu thuật, thay đổi lối sống… là những lựa chọn điều trị Parkinson hiệu quả

Những cách tăng dopamine tự nhiên cho người bệnh Parkinson

3 bài tập luyện tay cho người bị run tay, run vô căn

Run tay do thuốc và cách khắc phục hiệu quả

Triệu chứng bệnh Parkinson giai đoạn cuối và cách chăm sóc

Để trả lời câu hỏi bệnh Parkinson có chữa được không, các nhà khoa học cho biết vẫn chưa tìm ra cách chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Tuy nhiên, vẫn có nhiều cách điều trị bệnh Parkinson giúp cải thiện cuộc sống cho người bệnh:

Dùng thuốc điều trị bệnh Parkinson

Người bệnh Parkinson thường có nồng độ dopamine (một chất dẫn truyền thần kinh điều khiển cử động, chuyển động của cơ thể) trong não thấp. Tuy nhiên, dopamine không được cung cấp trực tiếp vào cơ thể vì chúng sẽ không thể xâm nhập được vào não bộ.

Do đó, một số loại thuốc điều trị bệnh Parkinson như Levodopa, nhóm thuốc có tác dụng đồng vận với dopamine, thuốc ức chế MAO-B… thường nhằm mục tiêu làm tăng nồng độ dopamine trong não. Điều này có thể giúp người bệnh cải thiện khả năng di chuyển, giảm run tay chân.

Tuy nhiên, theo thời gian, lợi ích của các loại thuốc điều trị bệnh Parkinson thường giảm dần, kém hiệu quả.

Người bệnh Parkinson có thể phải dùng thuốc để kiểm soát bệnh

Phẫu thuật

Trong trường hợp dùng thuốc không còn hiệu quả, người bệnh Parkinson có thể xem xét thực hiện phẫu thuật kích thích não sâu để điều trị bệnh Parkinson. Thông thường, các bác sỹ sẽ cấy các điện cực vào những vùng não nhất định. Những điện cực này lại kết nối với một máy phát điện được cấy ở ngực. Chiếc máy này sẽ gửi các xung điện đến não, từ đó làm giảm các triệu chứng bệnh Parkinson.

Phẫu thuật kích thích não sâu có thể giúp làm giảm run tay chân, cứng cơ bắp và làm tăng khả năng vận động cho người bệnh Parkinson. Tuy nhiên, phương pháp này không thể ngăn bệnh Parkinson tiếp tục tiến triển. Bạn cũng nên cân nhắc một số rủi ro khi phẫu thuật (như nhiễm trùng, đột quỵ, xuất huyết não).

Thay đổi lối sống, cách hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson tại nhà

Người bệnh Parkinson nên thay đổi lối sống lành mạnh để giảm run tay chân

Một số thay đổi trong lối sống có thể giúp bạn kiểm soát các triệu chứng, giúp việc chung sống với bệnh Parkinson trở nên dễ dàng hơn:

Ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước có thể giúp ngăn ngừa táo bón cho người bệnh Parkinson. Ngoài ra, bổ sung đủ dưỡng chất, đặc biệt là acid béo omega-3 cũng có thể có lợi cho người bệnh thoái hóa thần kinh.

Tập thể dục: Thường xuyên vận động có thể làm tăng sức mạnh cơ bắp, cải thiện sự linh hoạt và khả năng giữ thăng bằng cho bạn. Tập thể dục đều đặn cũng có thể cải thiện sức khỏe tinh thần, giảm lo lắng, trầm cảm cho người bệnh Parkinson.

Các bài tập phù hợp với người bệnh Parkinson bao gồm: Đi bộ, bơi lội, làm vườn, khiêu vũ, tập thể dục nhịp điệu dưới nước… Khi tập luyện, bạn nên chú ý không di chuyển quá nhanh, cố gắng cải thiện tư thế đứng hoặc ngồi.

Tập vật lý trị liệu: Khi mắc bệnh Parkinson, các hoạt động mặc quần áo, ăn uống, tắm rửa, viết lách, đi bộ… cũng có thể gây ra nhiều khó khăn cho bạn. Tốt hơn hết, hãy làm việc với các chuyên gia vật lý trị liệu để tập luyện, cải thiện chất lượng cuộc sống.

Các liệu pháp khác

Bên cạnh việc dùng thuốc, phẫu thuật… người bệnh Parkinson cũng có thể áp dụng một số liệu pháp massage, châm cứu… để giảm đau, giảm mệt mỏi, cải thiện chất lượng cuộc sống. Cụ thể:

- Massage: Giúp người bệnh Parkinson giảm cứng cơ, thư giãn tốt hơn.

- Tập thái cực quyền: Các bài tập này có thể cải thiện tính linh hoạt, khả năng giữ thăng bằng và cải thiện sức mạnh cơ bắp. Tập thái cực quyền cũng giúp bạn giảm nguy cơ té ngã.

- Tập yoga: Giúp tăng tính linh hoạt và khả năng giữ thăng bằng. Tuy nhiên, người bệnh Parkinson nên trao đổi với bác sỹ để thay đổi các tư thế yoga phù hợp với khả năng vận động của mình.

- Ngồi thiền: Ngồi thiền thường xuyên giúp giảm căng thẳng, giảm đau, cải thiện tâm trạng.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, việc tăng cường bổ sung các tiền chất dinh dưỡng, các chất chống oxy hóa cho tế bào thần kinh giúp tình trạng run tay chân, co cứng cơ khớp và khả năng vận động của người bệnh cải thiện hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, các triệu chứng táo bón, khó nuốt, mất ngủ cũng thuyên giảm đáng kể.

Bằng nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học cho biết, thiên ma và câu đằng là hai trong số rất ít các thảo dược làm được những điều trên. Đây là lý do vì sao nhiều người bệnh Parkinson có thể kết hợp sử dụng thêm thiên ma, câu đằng cùng với thuốc để hỗ trợ làm giảm run, đi lại, cầm nắm bớt khó khăn, giọng nói cũng được cải thiện.

Vi Bùi H+ (Theo Mayoclinic)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện với thành phần chính là Thiên ma, Câu đằng giúp hỗ trợ giảm run chân tay

Khi bị run chân tay, run cằm, run môi hoặc run toàn thân, bạn không chỉ gặp phải khó khăn khi thực hiện công việc hàng ngày, mà trở ngại lớn nhất chính là sự ngại ngùng trong giao tiếp, trầm cảm và lo lắng cũng có thể xảy ra, làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.

Với thành phần chính là Thiên ma, Câu đằng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện là lựa chọn cho người bị run chân tay, hỗ trợ giúp giảm run và phục hồi khả năng vận động bình thường của cơ thể. Sản phẩm phù hợp cho những trường hợp bị run khi cầm nắm, đi đứng run rẩy, nói run run ở những người bị run vô căn, Parkinson, sau tai biến mạch máu não, run ở người cao tuổi.

Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện mỗi ngày để run chân tay không còn là rào cản trong cuộc sống!

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243 775 9865 – 0283 977 8085.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh