Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 lên gấp 6 lần

Béo phì làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường và các bệnh nguy hiểm khác

6 loại thảo mộc giúp hạ huyết áp hiệu quả

Tăng huyết áp, đái tháo đường và béo phì làm tăng nguy cơ suy tim

Liệu có thể kiểm soát bệnh đái tháo đường không cần dùng thuốc?

Những điều phụ nữ bị đái tháo đường cần lưu ý trước khi mang thai

Nghiên cứu được nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Copenhgen thực hiện dựa trên 4.729 mẫu nghiên cứu, công bố trên tạp chí Bệnh đái tháo đường.

Yếu tố béo phì làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường diễn biến độc lập, không liên quan đến các nguyên nhân khác, bao gồm cả yếu tố di truyền. Các nhà nghiên cứu khuyến cáo nhóm người có nguy cơ mắc bệnh di truyền có thể phòng ngừa bệnh đái tháo đường type 2 bằng cách quản lý cân nặng và thiết lập lối sống lành mạnh.

Các nguyên nhân khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh này bao gồm: Chế độ ăn uống không lành mạnh, lối sống ít vận động, tuổi già, gene và sắc tộc... Các chuyên gia khẳng định rằng nếu cha mẹ hoặc anh chị em cũng mắc bệnh đái tháo đường type 2 thì nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 của bạn tăng đáng kể. Hơn nữa, những người thuộc một số chủng tộc nhất định như: Người gốc Phi và gốc Tây Ban Nha, người Mỹ gốc Ấn và người Mỹ gốc Á có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cao hơn.

Điều đáng báo động là hiện nay các trường hợp mắc bệnh đái tháo đường type 2 đang trẻ hóa, cụ thể ở đối tượng trẻ em, thanh thiếu niên và người trẻ tuổi. Dưới đây là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.

Hội chứng buồng trứng đa nang

Đây là một tình trạng phổ biến ở những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều, lông tóc phát triển quá mức và béo phì. Hội chứng buồng trứng đa nang có thể ảnh hưởng đến khả năng sản xuất trứng của người phụ nữ. Tình trạng này được liên kết với bệnh đái tháo đường type 2 ở nồng độ insulin cao, phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.

Dấu hiệu của buồng trứng đa nang: rối loạn kinh nguyệt, mụn nhọt, tóc mọc quá mức

Nếu bạn có triệu chứng của buồng trứng đa nang, bạn khám bệnh định kỳ để tìm hiểu nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể ngăn chặn vấn đề này bằng cách tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh và thường xuyên vận động thể chất.

Tăng huyết áp

Bệnh đái tháo đường không được kiểm soát dẫn đến nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2. Một nghiên cứu tại Đại học Oxford cho thấy hơn 50% những người bị tăng huyết áp có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2. Con số này tăng lên 70% ở những nghiên cứu sau đó, công bố trên tạp chí của Đại học Tim mạch Hoa Kỳ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu chỉ ra việc duy trì cân nặng hợp lý, tập thể dục thường xuyên, ngừng hút thuốc và thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2.

Chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý giúp giảm cân và tránh các bệnh mạn tính  

Nồng độ cholesterol và triglyceride (chất béo trung tính) bất thường

Nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 của bạn có thể tăng nếu nồng độ lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) - cholesterol “tốt” bị giảm. Những người có lượng chất béo trung tính cao thì nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường loại 2 cao hơn người bình thường. Chất béo trung tính cao không gây ra bệnh đái tháo đường nhưng khiến quy trình biến đổi thức ăn thành năng lượng của cơ thể hoạt động không đúng cách, dẫn đến mắc bệnh đái tháo đường.

Bạn có thể kiểm soát nồng độ cholesterol và triglyceride bằng thực hiện chế độ ăn uống hợp lý. Tuy nhiên, nếu nồng độ của 2 yếu tố này quá cao, bạn cần tư vấn của bác sỹ và điều trị y tế để giảm nguy cơ mắc đái tháo đường type 2.

Phạm Mơ H+ (Theo The Health Site)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp