Bị loãng xương đừng đi bộ nhiều kẻo gãy xương!

Đi bộ, chạy bộ không tốt cho người bị loãng xương

Bốc hỏa, mất ngủ, loãng xương: Có nên dùng hormone thay thế?

Uống calci vẫn loãng xương, thoái hóa khớp như thường

Phụ nữ mãn kinh nên luyện tập như thế nào?

Đừng chủ quan với co thắt dạ dày trong thời kỳ mãn kinh

Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới, phụ nữ có nguy cơ loãng xương nhiều hơn nam giới, đặc biệt là phụ nữ mãn kinh. Tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi 50 – 59 bị loãng xương là 14%, trong độ tuổi 60 – 69 là 22%, trong độ tuổi 70 – 79 là 39%, tỷ lệ này tăng lên 70% ở những người trên 80 tuổi.

Nguyên nhân nào khiến phụ nữ mãn kinh hay bị loãng xương?

Trong độ tuổi mãn kinh, do sụt giảm hormone nội tiết tố estrogen trong cơ thể tác động xấu đến cấu trúc xương của người phụ nữ, khiến phụ nữ dễ bị loãng xương, đau xương khớp.

Suy giảm hormone nội tiết tố khiến phụ nữ dễ bị loãng xương, gãy xương

Bởi hormone estrogen có nhiệm vụ giúp tái tạo, kéo dài tuổi thọ của các tế bào tạo xương. Thiếu hormone này khiến tế bào tạo xương không còn sản sinh nữa, ngược lại, tế bào hủy xương lại phát triển nhanh chóng.

Bên cạnh đó, hormone estrogen tác động lên ruột, làm tăng sự hấp thu calci trong thức ăn, tăng vận chuyển calci từ máu vào xương, giúp xương thêm chắc khỏe.

Nồng độ hormone estrogen trong máu suy giảm lập tức khiến mật độ xương giảm theo, xương giòn và dễ gãy hơn, kể cả khi va chạm nhẹ.

Vì sao đau khớp càng tập thể dục càng đau?

Khi hệ xương đã “lão hóa”, tỷ lệ tế bào hủy xương lớn hơn tế bào sinh xương, khiến xương xốp, dễ suy yếu, loãng xương và đau khớp. Nhiều người bị đau mỏi xương khớp quan niệm rằng càng tăng cường tập thể dục, nhất là đi bộ, sẽ giúp giảm đau. Tuy nhiên, theo bác sỹ Giang Tuấn Tú – Nguyên Giám đốc Trung  tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe cộng đồng, thuộc Bộ Y tế, quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Bác sỹ Giang Tuấn Tú cho rằng, phụ nữ mãn kinh bị đau xương khớp không nên đi bộ hay chạy bộ, vì càng đi càng làm tổn thương sụn khớp, thậm chí có thể khiến xương dễ gãy hơn. Nếu muốn vận động để cơ thể đỡ mỏi, chỉ nên tập các bài tập thể dục tại chỗ nhẹ nhàng.

Để giảm, phòng tránh loãng xương, đau xương khớp, phụ nữ mãn kinh nên bổ sung thêm calci, vitamin D và nội tiết tố nữ cho cơ thể. Bổ sung calci (từ sữa, cá nhỏ, tôm, cua, vừng…) giúp hệ xương thêm chắc khỏe. Bổ sung vitamin D (qua ánh nắng buổi sáng sớm, chiều muộn hoặc qua các viên uống bổ sung) giúp cơ thể hấp thu calci tốt hơn. Ngoài ra, chị em cũng không nên quên uống thêm viên uống bổ sung nội tiết tố nữ để bù đắp lại lượng hormone nội tiết mà cơ thể đang thiếu hụt, tăng tế bào tạo xương, thúc đẩy tăng hấp thụ calci từ thức ăn, hỗ trợ điều trị loãng xương, đau xương khớp.

Tuy nhiên, chị em cần lưu ý, không nên bổ sung trực triếp hormone estrogen vào cơ thể, bởi nhiều nghiên cứu cho thấy phương pháp này làm tăng nguy cơ bị ung thư. Cách đơn giản và an toàn là bổ sung Pregnenolone – “cội nguồn” nội tiết tố nữ, có trong các sản phẩm thực phẩm chức năng – giúp cơ thể tự sản sinh các hormone thiếu hụt, nhằm cân bằng lại cán cân nội tiết tố. 

An An H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp