Biến chứng của tăng huyết áp nguy hiểm đến đâu?

Bạn cần chú ý điều trị, thay đổi lối sống để kiểm soát tăng huyết áp

Phân biệt sự khác nhau giữa đau tim, ngừng tim và suy tim

Hở van 2 lá ở người bệnh suy tim mạn tính

Người bị thiếu máu cơ tim không nên ăn gì để giảm triệu chứng?

Tắc hẹp mạch vành: Khi nào cần đặt stent mạch vành?

Trước khi gây ra các biến chứng nguy hiểm, tăng huyết áp có thể âm thầm hủy hoại cơ thể trong nhiều năm trời, làm giảm chất lượng cuộc sống, thậm chí đe dọa tính mạng của bạn. Vì vậy, bạn cần chú ý các biến chứng tăng huyết áp dưới đây để phòng tránh:

Biến chứng đái tháo đường

Tăng huyết áp và đái tháo đường có mối liên hệ mật thiết với nhau. Theo đó, đã mắc bệnh tăng huyết áp sẽ rất dễ bị đái tháo đường và ngược lại. Trong trường hợp mắc cả 2 căn bệnh cùng lúc, nguy cơ biến chứng sẽ rất cao và gây khó khăn trong việc điều trị.

Chính vì vậy, kiểm soát tốt huyết áp và đường huyết đều là những việc vô cùng cần thiết để phòng tránh cả 2 căn bệnh này.

Tổn thương các mạch máu

Mạch máu của người bình thường, khỏe mạnh thường khá linh hoạt, đàn hồi tốt. Lớp lót bên trong mạch máu cũng trơn nhẵn, giúp máu lưu thông trong mạch một cách tự do, cung cấp oxy và dưỡng chất cho cơ bắp và các cơ quan quan trọng trong cơ thể.

Tuy nhiên, tăng huyết áp lâu dần làm tổn thương mạch máu do làm tăng áp lực của máu trong lòng mạch. Về lâu dài, điều này có thể gây ra các biến chứng sau:

- Bệnh động mạch vành: Các động mạch bị tổn thương do tăng huyết áp khiến cơ thể gặp khó khăn trong việc cung cấp máu cho tim và tạo điều kiện cho mảng xơ vữa hình thành trong lòng mạch gây hẹp mạch vành. Nếu mảng xơ vữa nứt vỡ trong lòng động mạch, cục huyết khối có thể hình thành, làm tắc động mạch vành, dẫn đến cơn nhồi máu cơ tim.

- Phình mạch máu: Theo thời gian, áp lực liên tục từ việc máu di chuyển qua các đoạn mạch bị suy yếu khiến một đoạn mạch bị phình to ra. Điều này khiến mạch máu bị vỡ ra, gây chảy máu trong, đe dọa tới tính mạng. Biến chứng này có thể xảy ra ở bất kỳ động mạch nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở các động mạch lớn như động mạch chủ.

Tổn thương trái tim

Tăng huyết áp có thể gây ra nhiều biến chứng tim mạch, bao gồm:

Tăng huyết áp có thể gây ra nhiều biến chứng tim mạch nguy hiểm như suy tim

- Phì đại tim trái: Tăng huyết áp buộc tim phải làm việc vất vả hơn để bơm máu đi nuôi cơ thể. Điều này có thể khiến nửa bên trái của trái tim (tâm thất trái) bị dày lên, phì đại.

- Suy tim: Khi áp lực bơm máu của tim dần tăng lên theo thời gian, cơ tim sẽ dần suy yếu và khó có thể bơm máu hiệu quả. Đây chính là biến chứng suy tim do tăng huyết áp. Theo một nghiên cứu, tăng huyết áp làm tăng 50 - 60% nguy cơ bị suy tim sau nhiều năm mắc bệnh.

Khi bị suy tim, bạn cần được điều trị phù hợp để tăng cường chức năng tim, giúp trái tim khỏe hơn và cải thiện khả năng bơm máu của tim.

Tổn thương não bộ

Não bộ cần được cung cấp đủ máu để có thể hoạt động bình thường. Tăng huyết áp khiến lưu lượng máu cung cấp cho não bộ bị thiếu hụt, gây ra một số biến chứng sau:

- Cơn thiếu máu não thoáng qua: Đây là tình trạng xảy ra khi có sự gián đoạn ngắn, tạm thời dòng máu lên não.

- Đột quỵ: Đây là biến chứng xảy ra khi một phần não bị thiếu oxy và dưỡng chất, khiến các tế bào não chết đi.

- Sa sút trí tuệ: Lưu lượng máu lên não bị hạn chế, từ đó làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ não mạch.

- Suy giảm nhận thức mức độ nhẹ: Đây là giai đoạn chuyển tiếp giữa những thay đổi trong khả năng nhận thức, ghi nhớ (thường đi kèm với quá trình lão hóa) và các vấn đề nghiêm trọng hơn do sa sút trí tuệ.

Tổn thương thận

Tăng huyết áp có thể làm hỏng các mạch máu trong thận, dẫn tới biến chứng thận như:

- Xơ hóa cầu thận: Xảy ra khi các mạch máu nhỏ trong thận bị sẹo, không thể lọc chất lỏng và chất thải từ máu một cách hiệu quả.

- Suy thận: Các mạch máu bị tổn thương khiến thận không lọc máu hiệu quả, khiến chất lỏng và chất thải tích tụ khiến thận bị tổn thương.

Tổn thương mắt

Tăng huyết áp cũng có thể gây tổn thương các mạch máu nhỏ trong mắt, gây ra các biến chứng sau:

- Bệnh võng mạc: Tổn thương các tế bào nhạy cảm với ánh sáng tại võng mạc có thể dẫn tới chảy máu, mờ mắt, mất thị lực hoàn toàn.

- Bệnh màng mạch - võng mạc: Có thể gây ảnh hưởng tới tầm nhìn, để lại sẹo làm suy giảm thị lực.

- Bệnh thần kinh thị giác: Máu bị tắc nghẽn có thể gây tổn thương dây thần kinh thị giác, dẫn tới chảy máu trong mắt hoặc mất thị lực.

Rối loạn chức năng tình dục

Tăng huyết áp có thể làm giảm lưu lượng máu tới các cơ quan sinh sản, gây ra tình trạng rối loạn cương dương ở nam giới hoặc giảm ham muốn tình dục, khô âm đạo… ở nữ giới.

Để phòng ngừa các biến chứng của tăng huyết áp, bạn nên tuân thủ điều trị và chú ý thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện lành mạnh. Đặc biệt, bạn có thể kết hợp thêm các giải pháp hỗ trợ từ thảo dược đã được kiểm chứng lâm sàng để tăng hiệu quả điều trị, giúp tăng cường chức năng tim, tăng khả năng bơm máu của tim, ổn định huyết áp, chống xơ vữa mạch máu, phòng suy tim.

Vi Bùi (Theo Mayoclinic)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang - hỗ trợ tăng cường chức năng tim

TPBVSK Ích Tâm Khang có hiệu quả hiệu quả hỗ trợ làm giảm các triệu chứng khó thở, hồi hộp do suy tim; Giảm cholesterol, giảm nguy cơ hình thành huyết khối, xơ vữa động mạch, tăng lưu thông máu... đã kiểm chứng lâm sàng và kết quả được đăng tải trên tạp chí dinh dưỡng Trị liệu (Canada).

Sản phẩm Ích Tâm Khang phù hợp cho người bị suy tim, người có triệu chứng tim mạch (do tăng huyết áp, xơ vữa mạch vành....) và người có nguy cơ cao như người cao tuổi, có tiền sử gia đình bị tim mạch.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

SĐT: 0243 775 9865 - 0981 238 219.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch