Biến chứng đái tháo đường: Cần tập luyện như thế nào?

Tập thể dục là một phần thiết yếu giúp người bệnh quản lý đái tháo đường type 2

Viêm loét đại tràng khiến người bệnh khó quản lý đái tháo đường

Điều gì giúp ngăn tiền đái tháo đường tiến triển?

Tăng huyết áp, đái tháo đường và béo phì làm tăng nguy cơ suy tim

Trẻ bị đái tháo đường là do mẹ thiếu vitamin B12 chất khi mang thai?

Biến chứng chân và bàn chân đái tháo đường

Với bất kỳ một chương trình tập thể dục, người bệnh cần từ từ tăng dần thời gian tập luyện. Trong tuần đầu tiên, người bệnh nên dành 10 phút tập thể dục 2 lần/ngày với ít nhất 4 ngày/tuần. Từ tuần kế tiếp, có thể tăng thêm 5 phút tập luyện cho đến khi tập đủ 30 phút/ngày với hầu hết các ngày trong tuần.

Đái tháo đường có thể gây tổn hại tới các dây thần kinh liên quan tới chân và bàn chân, khiến người bệnh mất đi khả năng cảm giác ở bộ phận này. Nếu xảy ra nhiễm trùng, việc không cảm nhận được chấn thương ở chân và bàn chân có thể khiến bạn chậm chễ trong việc điều trị, làm tăng nguy cơ cắt cụt chân để bảo toàn tính mạng. Theo ước tính, khoảng 60 - 70% những người bị bệnh đái tháo đường có bệnh về chân và bàn chân.

Với những người có biến chứng chân và bàn chân, tập yoga và thiền định tương đối có lợi. Bạn cũng có thể tham gia bơi lội, tập thể dục nhịp điệu dưới nước hoặc đạp xe. Cần tránh các bài tập mà chân phải chịu toàn bộ trọng lượng của cơ thể, chẳng hạn như đi bộ hoặc chạy bộ đường dài. Luôn kiểm tra bàn chân thật kỹ trước và sau khi tập thể dục mỗi ngày.

Biến chứng tim mạch và biến chứng thận đái tháo đường

Theo thời gian, nồng độ đường huyết cao có thể khiến động mạch dần bị xơ cứng, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch cho người mắc đái tháo đường. Lượng đường trong máu cao cũng có thể gây hại tới thận, khiến thận giảm khả năng loại bỏ chất thải ra khỏi máu.

Người bệnh cần kiểm tra bàn chân thật kỹ trước và sau khi tập thể dục mỗi ngày

Đi bộ hoặc đạp xe nhẹ nhàng rất thích hợp cho những người có biến chứng tim mạch và biến chứng thận. Lưu ý, cần tránh các bài tập yêu cầu cường độ cao và các bài tập cần sự can thiệp nhiều của đôi bàn tay vì nó có thể làm tăng áp lực lên tim của bạn.

Biến chứng thần kinh đái tháo đường

Hơn 50% những người bị đái tháo đường phát triển biến chứng thần kinh, xảy ra do sự tăng cao chỉ số đường huyết gây tổn thương tới các dây thần kinh của cơ thể. Với biến chứng này, bạn có thể tham gia các bài tập như đi bộ nhẹ nhàng trên đường phẳng, đạp xe, bơi lội và tập thể dục nhịp điệu dưới nước. Không đi bộ trên đường khúc khuỷu, không thực hiện các bài tập với cường độ cao và nhịp độ nhanh.

Bệnh võng mạc đái tháo đường

Biến chứng võng mạc là nguyên nhân phổ biến nhất làm giảm thị lực ở những người có bệnh đái tháo đường. Tình trạng xuất hiện khi các mạch trong võng mạc chảy máu làm thị lực suy yếu. Bất kỳ các bài tập không gây căng thẳng quá mức hoàn toàn có lợi cho những người có biến chứng võng mạc, ví dụ như đi bộ hoặc đạp xe. Tuy nhiên, cần tránh tập luyện vào buổi tối, tốt nhất nên thực hiện các bài tập tại phòng gym có thiết bị hỗ trợ tập thể dục và đủ ánh sáng.

M. Hiếu H+ (Theo Everyday)

Gợi ý sản phẩm thực phẩm chức năng ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị đái tháo đường

Thực phẩm chức năng TĐCARE được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu. TPCN TĐCARE làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao.
Vui lòng truy cập www.tdcare.vn hoặc gọi 1900 6436 để biết thêm chi tiết.
XNQC: 1102/2015/XNQC-ATTP
sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết