Cách điều trị bệnh tay chân miệng và phòng ngừa bệnh cho trẻ

Bệnh tay chân miệng gây ra các nốt ban đỏ trong lòng bàn tay, bàn chân và miệng

Những điều cần biết về bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng có dễ lây lan?

Phải làm gì khi ở lớp học đã có trẻ bị bệnh tay chân miệng?

Trẻ sơ sinh bị tay chân miệng, bố mẹ nên làm gì?

Theo healthline, dưới đây là những thông tin cơ bản nhất về bệnh tay chân miệng: Nguyên nhân, cách điều trị và phương pháp phòng ngừa bệnh, phụ huynh có thể tham khảo để bảo vệ sức khỏe cho trẻ.

Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng là một bệnh nhiễm trùng do virus thuộc chi Enterovirus gây ra, phổ biến nhất là coxsackievirus. Những loại virus này có thể lây lan từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với bàn tay chưa rửa, bề măt bị nhiễm virus, nước bọt, phân... 

Các triệu chứng của bệnh tay chân miệng 

Sau 3 - 7 ngày nhiễm virus, các triệu chứng sẽ xuất hiện - đây là giai đoạn ủ bệnh. Các triệu chứng của bệnh bao gồm:

- Sốt
- Ăn ít
- Đau họng
- Đau đầu
- Cáu gắt
- Có nốt đỏ trong miệng, bàn tay và lòng bàn chân.

Đau họng và sốt là những triệu chứng đầu tiên. Sau 1 - 2 ngày, các mụn nước và phát ban sẽ xuất hiện. 

Sau 1 - 2 ngày bị sốt và đau họng, các mụn nước và phát ban sẽ xuất hiện

Điều trị bệnh tay chân miệng thế nào?

Trong hầu hết các trường hợp, bệnh sẽ khỏi trong vòng từ 7 - 10 ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, bác sỹ có thể đề nghị một số phương pháp điều trị để giúp giảm bớt các triệu chứng cho đến khi bệnh thuyên giảm. 

- Thuốc mỡ để bôi hoặc một loại thuốc bôi không kê đơn để làm dịu mụn nước và phát ban.

- Thuốc giảm đau, hạ sốt, chẳng hạn như acetaminophen hoặc ibuprofen, để giảm đau đầu.

- Siro hoặc viên ngậm để giảm đau họng. 

Bạn cũng có thể áp dụng một vài biện pháp giúp giảm đau do các mụn nước trong miệng trẻ:

- Ngậm đá hoặc ăn kem. 

- Uống đồ uống mát. 

- Tránh các loại trái cây họ cam quýt, nước trái cây và soda. 

- Tránh thức ăn cay hoặc mặn. 

- Súc miệng bằng nước muối ấm để giảm đau do mụn nước và giảm các vết loét trong họng.

Sau 5 - 7 ngày, trẻ sẽ cảm thấy khỏe mạnh hơn. Việc tái nhiễm bệnh tay chân miệng thường không phổ biến, vì cơ thể sẽ xây dựng khả năng miễn dịch đối với loại virus gây bệnh. Gọi cho bác sỹ hoặc đưa trẻ đi bệnh viện ngay lập tức nếu các triệu chứng trở nặng hơn hoặc không giảm trong vòng 10 ngày. 

Phòng ngừa bệnh tay chân miệng thế nào? 

- Vệ sinh sạch sẽ là cách tốt nhất để chống lại bệnh tay chân miệng. Rửa tay thường xuyên có thể làm giảm đáng kể nguy cơ nhiễm virus này. Bạn nên dạy trẻ cách rửa tay bằng xà bông và nước ấm. Sau khi sử dụng nhà vệ sinh và trước khi ăn, sau khi ra ngoài về, tay luôn cần được rửa sạch.

- Bạn cũng nên dạy trẻ không được cho tay hoặc các vật khác vào miệng. 

- Bạn cũng cần vệ sinh nhà cửa sạch sẽ bằng xà phòng và nước, sau đó dùng dung dịch pha loãng thuốc tẩy và nước để làm sạch. 

- Đồ chơi, núm vú giả và các đồ vật khác của trẻ cũng nên được khử trùng, để tránh bị nhiễm virus. 

- Nếu trẻ hoặc bạn có các triệu chứng của bệnh tay chân miệng, hãy ở nhà, không đi học hoặc đi làm, để tránh lây nhiễm cho người khác. 

Vân Anh H+ (Theo healthline)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm