Tại sao người bệnh đái tháo đường cần chú ý tới rối loạn ăn uống?

Nhiều người bệnh đái tháo đường gặp khó khăn trong việc duy trì chế độ ăn lành mạnh

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường?

Người tiểu đường bị suy thận, huyết áp, mỡ máu cao cần ăn gì?

Mắc đái tháo đường, bàn chân nóng rát như bị xát ớt chữa thế nào?

Người bệnh đái tháo đường có ăn được hạt bí không?

Triệu chứng rối loạn ăn uống ở người bệnh đái tháo đường

Nhận biết bản thân đang gặp vấn đề trong việc ăn uống là bước đầu tiên trong quá trình khắc phục chứng rối loạn ăn uống. Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình của việc ăn uống không điều độ và chứng rối loạn ăn uống:

- Ăn kiêng quá mức.

- Ăn quá nhiều (ăn nhiều thức ăn, ăn thường xuyên và không có kiểm soát).

- Cố gắng giảm cân bằng bằng các phương pháp tiêu cực hoặc bỏ liều tiêm insulin.

- Tập thể dục nhiều nhưng không ăn đủ thực phẩm để cân bằng năng lượng.

Theo thời gian, các hành vi ăn uống không điều độ này có thể dẫn đến các chứng rối loạn ăn uống như chán ăn, cuồng ăn... Một số câu hỏi dưới đây có thể giúp bạn tự chẩn đoán tình trạng rối loạn ăn uống của mình. Nếu phần lớn các câu trả lời của bạn là có, hãy đi khám ngay để được tư vấn cụ thể hơn:

Tìm mọi cách để bỏ tiêm insulin là dấu hiệu của chứng rối loạn ăn uống

- Bạn có cảm giác mệt mỏi vì ăn quá nhiều hoặc cảm thấy tội lỗi, xấu hổ vì những món mình đã ăn?

- Bạn lo lắng rằng mình đã mất kiểm soát trong việc ăn uống?

- Bạn đã sút cân khá nhiều trong vài tháng qua?

- Bạn nghĩ rằng mình béo trong khi người khác nói rằng bạn quá gầy?

- Trong trường hợp phải tiêm insulin để điều trị bệnh đái tháo đường, bạn có bao giờ tự giảm liều insulin không?

Một vài dạng rối loạn ăn uống thường gặp ở người bệnh đái tháo đường

Diabulimia: Đây là một dạng rối loạn ăn uống nghiêm trọng, ảnh hưởng chủ yếu đến những người mắc bệnh đái tháo đường type 1. Điều này xảy ra khi người bệnh làm tất cả mọi điều để tự ý giảm liều hoặc ngừng tiêm insulin.

Ăn uống mất kiểm soát: Tình trạng này xảy ra khi người bệnh đái tháo đường ăn quá nhiều thức ăn trong một khoảng thời gian ngắn. Một số trường hợp có thể cảm thấy mệt mỏi ngay sau khi ăn. Đây là một rối loạn ăn uống nghiêm trọng có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe tinh thần của người bệnh đái tháo đường.


Tại sao người bệnh đái tháo đường bị rối loạn ăn uống?

Nguyên nhân của tình trạng này rất phức tạp và khác nhau ở mỗi người. Một số người có thể cảm thấy chán nản, trầm cảm khi phát hiện mình mắc bệnh và việc ăn uống thoải mái sẽ giúp họ làm dịu cảm xúc của mình, cũng như làm giảm áp lực trong cuộc sống.

Một số người khác lại bị rối loạn ăn uống do thường xuyên cảm thấy không hài lòng với cơ thể; Cuộc sống vượt khỏi tầm kiểm soát; Bệnh đái tháo đường ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống hàng ngày; Cảm thấy chán nản, lo lắng, áp lực do bị kiểm soát bởi mọi người xung quanh; Luôn phải cố giữ lượng đường huyết ở mức ổn định.

Julia, một người bệnh đái tháo đường 45 tuổi người Anh chia sẻ: “Các thành viên trong gia đình thường hay nói những điều như “Đừng ăn món đó! Món đó không tốt cho người bệnh đái tháo đường”. Tôi biết mọi người chỉ đang cố gắng giúp đỡ, nhưng đôi khi tôi ước họ đừng làm như vậy. Điều này chỉ khiến tôi cảm thấy tự ti hơn về bản thân”.

Những cảm giác và hành vi này không phải lúc nào cũng tiến triển thành tình trạng rối loạn ăn uống. Tuy nhiên, việc hiểu được nguyên nhân gây ra những cảm xúc tiêu cực này sẽ giúp bạn vượt qua chúng dễ dàng hơn.

Rối loạn ăn uống sẽ khiến đường huyết tăng cao và làm tăng nguy cơ biến chứng

Rối loạn ăn uống ảnh hưởng đến người bệnh đái tháo đường như thế nào?

Về ngắn hạn, ăn quá nhiều sẽ khiến lượng đường huyết tăng cao. Tình trạng tăng đường huyết đột ngột có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và gây ra những cơn đau đầu.

Tương tự, việc cắt giảm liều insulin cũng sẽ khiến lượng đường huyết tăng cao. Điều này có thể nhanh chóng dẫn đến nhiễm toan ceton đái tháo đường, một biến chứng nghiêm trọng và có thể đe dọa tính mạng. Người bệnh đái tháo đường cần được điều trị khẩn cấp nếu gặp biến chứng này.

Cắt giảm liều insulin cũng khiến cơ thể bị sút cân nhanh chóng. Điều này có thể khiến cho xương và cơ bắp yếu đi, từ đó ảnh hưởng tới các hoạt động thường ngày.

Về lâu dài, tình trạng rối loạn ăn uống sẽ khiến lượng đường huyết mất kiểm soát trong một thời gian dài. Hậu quả là các mạch máu sẽ bị tổn thương và hình thành các biến chứng, đặc biệt là biến chứng tim mạch, mắt và bàn chân.

Làm sao khắc phục rối loạn ăn uống ở người bệnh đái tháo đường?

Khắc phục rối loạn ăn uống không phải là dễ dàng, còn tùy vào mức độ nghiêm trọng và phức tạp của tình trạng. Bạn có thể tham khảo một số gợi ý sau để kiểm soát tình trạng này:

- Tham khảo kinh nghiệm với những người mắc bệnh đái tháo đường: Bạn có thể trò chuyện trao đổi trên các diễn đàn trực tuyến hoặc trực tiếp đến các nhóm hỗ trợ.

- Thường xuyên đi khám, tư vấn bác sỹ, chuyên gia dinh dưỡng. Họ có thể tư vấn tâm lý, giúp bạn lập một kế hoạch quản lý chế độ ăn uống hàng ngày.

- Ghi chép lại các món bạn ăn hàng ngày: Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn mối liên hệ giữa tình trạng ăn uống và cảm xúc của mình. Người bệnh đái tháo đường cũng có thể theo dõi các loại thực phẩm mình đã ăn và ảnh hưởng của chúng đến tâm trạng, tình trạng bệnh đái tháo đường.

- Sử dụng thảo dược hỗ trợ: Mặc dù thảo dược hỗ trợ không tác động trực tiếp đến việc ăn uống nhưng khi áp dụng phương pháp này, nhiều người bệnh đã ổn định đường huyết tốt hơn. Điều này giúp họ cảm thấy bớt căng thẳng, lo lắng và có thể thoải mái duy trì chế độ ăn lành mạnh dành cho người bệnh đái tháo đường. Nếu bạn bị đái tháo đường, bạn có thể tham khảo những thảo dược như lá xoài Ấn Độ, mướp đắng, lá neem, quế chi, hoàng bá… Đây đều là những thảo dược đã được nghiên cứu về độ an toàn cũng như tác dụng hỗ trợ giảm, ổn định đường huyết lâu dài và hiệu quả.

Khi bị bệnh đái tháo đường, bạn sẽ cần kiểm soát chế độ ăn. Thế nhưng điều này không đồng nghĩa với việc phải ăn uống quá kiêng khem dẫn đến stress vì việc ăn uống. Bằng việc phối hợp tốt với bác sỹ cùng việc sử dụng thêm các thảo dược hỗ trợ, bạn hoàn toàn có thể sống vui khỏe cùng căn bệnh này.

Vi Bùi H+ (Theo Diabetes.org.uk)

sản phẩm kết hợp tinh chất lá Xoài Ấn Độ và 4 thảo dược quý (lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng), thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex giúp:

- Hỗ trợ hạ đường huyết, kiểm soát đường huyết.

- Hỗ trợ hạn chế các biến chứng thần kinh, viêm loét, nhiễm trùng, tổn thương mắt, võng mạc, bảo vệ thận, khớp, tim mạch…

Sử dụng Glutex giúp người bệnh đái tháo đường có thể sống vui sống khỏe và an tâm tận hưởng cuộc sống bên gia đình, con cháu.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

SĐT: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết