Khi bị dị ứng thức ăn phải làm sao?

Dị ứng thức ăn xảy ra 6% đến 8% ở trẻ em và khoảng 4% người lớn

Dị ứng thức ăn, ăn kiêng và những nguyên nhân không ngờ gây sỏi mật

Vì sao bạn bị dị ứng thức ăn?

Chế độ ăn uống loại trừ "truy tìm" thủ phạm gây dị ứng

Di ứng thức ăn: Không đùa được đâu!

Dị ứng thức ăn (dị ứng thực phẩm) phổ biến ở trẻ nhỏ nhiều hơn người lớn và tỷ lệ này sẽ giảm dần khi trẻ lớn lên. Các triệu chứng dị ứng thường xuất hiện trong vòng vài phút đến hai tiếng sau khi ăn. Dấu hiệu để nhận biết như nổi mề đay, ngứa trong miệng, chóng mặt, ngất xỉu, thở khò kè, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, sưng môi…

Phần lớn các bệnh dị ứng thức ăn gây ra bởi một số protein có trong: Động vật có vỏ (như tôm, tôm hùm, cua), đậu phộng, quả óc chó, quả hồ đào, cá và trứng.

Cách duy nhất để phòng ngừa dị ứng là tránh các loại thực phẩm gây ra triệu chứng bệnh. Bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng một số cách tự nhiên dưới đây để giảm nhanh chóng chứng dị ứng thực phẩm.

1. Gừng

Gừng là một phương pháp tuyệt vời để ngăn ngừa khó chịu đường tiêu hóa do dị ứng gây ra. Điều này do gừng có chứa chất chống oxy hóa giúp đẩy lùi chứng viêm. Bạn hãy uống tối đa 3 tách trà tươi mỗi ngày đến khi bệnh thuyên giảm.

2. Giấm táo

Giấm táo giúp chống lại các triệu chứng của dị ứng thực phẩm nhờ chứa thành phần kháng histamine giúp ngăn ngừa ngứa. Ngoài ra, nó còn có tác dụng khôi phục lại một số chất dinh dưỡng trong cơ thể, từ đó điều chỉnh hệ miễn dịch và khôi phục lại độ pH trong cơ thể.

Hòa 1 thìa cà phê giấm táo trong một cốc nước ấm và uống thường xuyên trong ngày.

3. Trà xanh

Trà xanh được biết đến với đặc tính kháng viêm và kháng histamine mạnh. Chính vì vậy, loại trà này rất có lợi cho tiêu hóa. Để giảm bớt dị ứng, hãy uống 3 tách trà xanh mỗi ngày.

4. Probiotics (men vi sinh)

Tiêu thụ các thực phẩm giàu probiotics sẽ làm giảm bớt các triệu chứng đau bụng và tiêu chảy. Chúng chứa một lượng cao các vi khuẩn “tốt” giúp khôi phục sự cân bằng tự nhiên của vi khuẩn đường ruột và xử lý các vấn đề tiêu hóa. Các loại thực phẩm giàu probiotics bao gồm: Sữa chua, kimchi, miso, dưa muối, kefir…

5. Nước ép cà rốt và dưa chuột

Các chất chống oxy hóa trong cà rốt giúp giải độc máu, giảm viêm. Mặt khác, dưa chuột mang lại cho bạn làn da khỏe mạnh từ bên trong. Vì vậy, phương pháp này rất tốt nếu bạn đang phát ban do dị ứng thực phẩm.

Cách kiểm soát dị ứng thức ăn

Hải sản là một trong những loại thực phẩm dễ gây dị ứng

- Luôn đọc nhãn sản phẩm để đảm bảo chúng không chứa thành phần bạn bị dị ứng. Cần đọc nhãn thực phẩm một cách cẩn thận để tránh các nguồn phổ biến nhất gây dị ứng như: sữa, trứng, đậu phộng, hạt cây, cá, sò, đậu nành và lúa mì.

- Rửa kỹ dụng cụ nhà bếp và các bề mặt trước khi nấu ăn cho trẻ. Như vậy sẽ giúp ngừa chất gây dị ứng mà trẻ không ăn được dính vào thức ăn.

- Thông báo gia đình, người giữ trẻ và các giáo viên nếu con của bạn có bệnh dị ứng thực phẩm.

- Không ăn những thực phẩm hư hỏng, hết hạn sử dụng.

- Học cách sử dụng và luôn mang theo thuốc chống dị ứng trong người.

Lê Tuyết H+ ( Theo foodnews)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp