Cách phòng hen suyễn tái phát trong thời tiết giao mùa

Hen suyễn dễ tái đi tái lại, đặc biệt thời điểm giao mùa

Người bệnh hen suyễn nặng nên tập thể dục như thế nào?

Thời tiết ảnh hưởng đến bệnh hen suyễn như thế nào?

Trẻ bị ho và thở khò khè là do hen suyễn hay bệnh gì khác?

5 điều cần làm trong cơn hen suyễn

Tháng 9 thường được coi là không tốt cho bệnh nhân hen suyễn trên toàn thế giới. Theo Tổ chức Hen suyễn và Dị ứng Hoa Kỳ, các trường hợp liên quan đến hen suyễn tăng đột biến trong tháng này. Là bệnh mạn tính, hen suyễn làm cho người bệnh khó thở do phổi bị tắc nghẽn. Hen suyễn không có cách chữa trị nhưng bạn có thể thực hiện một số biện pháp để ngăn ngừa bệnh tái phát. 

Hạn chế tiếp xúc với các chất ô nhiễm không khí

Đầu tiên và quan trọng nhất để phòng hen suyễn là bạn nên hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm hoặc bụi bặm. Nếu phải ra ngoài, nên đeo khẩu trang để tránh tiếp xúc với các tác nhân gây ô nhiễm trong không khí. 

Đeo khẩu trang khi ra ngoài giúp hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng

Khi ở nhà, nên hạn chế tiếp xúc với các chất gây dị ứng tại nhà như bụi bẩn, bụi và các chất kích thích khác (như khói, nấm mốc, mạt bụi)... Tất cả những tác nhân này có thể kích hoạt hen suyễn và thậm chí nó còn làm tăng nguy cơ phát triển các vấn đề hô hấp ở người khỏe mạnh. Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân kích thích có thể giúp bạn kiểm soát cường độ và tần suất bùng phát của các cơn hen.  

Phòng ngừa cảm lạnh

Ho và cảm lạnh là một trong những tác nhân phổ biến gây bệnh hen suyễn. Do vậy, khi thời tiết thay đổi trong thời điểm giao mùa, bạn cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa cảm lạnh. Ngoài ra, bạn nên hạn chế tiếp xúc gần với người bị cảm lạnh. Khi bạn bị hen suyễn, cảm lạnh có thể làm nặng thêm các triệu chứng hen suyễn và khiến việc kiểm soát cơn hen vô cùng khó khăn. 

Cảm lạnh có thể là tác nhân gây bùng phát cơn hen

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ

Hen suyễn dễ bùng phát trong thời điểm giao mùa, do vậy nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sỹ. Không phải lúc nào bệnh nhân cũng có thể tránh hết được các yếu tố khởi phát cơn hen nên việc luôn mang theo thuốc cắt cơn bên mình là rất quan trọng nhằm tránh những rủi ro đáng tiếc. Đôi khi các bác sỹ sẽ kê toa 2 loại thuốc hít cho những người mắc bệnh hen suyễn nghiêm trọng. Bạn không nên quên dùng thuốc hoặc sử dụng thuốc quá liều vì nó có thể làm cho tình trạng hen suyễn tồi tệ hơn. 

Bệnh hen suyễn là căn bệnh dễ tái phát nhưng có thể kiểm soát tốt nếu điều trị đúng cách, theo dõi chặt chẽ dùng thuốc dự phòng đều đặn và tái khám theo lịch hẹn của bác sỹ. Người bị bệnh hen suyễn luôn phải tránh tiếp xúc với các yếu tố gây bùng phát cơn hen, luôn mang theo thuốc dự phòng bệnh hen. Cần liên hệ ngay với bác sỹ khi tình trạng hen không cải thiện hoặc có diễn biến nặng dần lên.

Thanh Tú H+ (Theo Only my Health)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp