Dùng tinh dầu đinh hương để trị đau răng có an toàn?

Từ lâu, tinh dầu đinh hương đã được sử dụng như một phương pháp điều trị đau răng tại nhà

Bảo vệ răng miệng chắc khỏe nên và không nên ăn gì?

Thói quen tốt giúp phòng ngừa sâu răng ở trẻ nhỏ

Người bệnh đái tháo đường cần chăm sóc răng miệng, bàn chân mỗi tối

Vệ sinh răng miệng sai cách có thể ảnh hưởng xấu tới hệ miễn dịch

Tinh dầu đinh hương được chế biến từ nụ hoa của cây đinh hương (thuộc họ Đào kim nương). Ngoài làm gia vị, tinh dầu đinh hương còn được ứng dụng rộng rãi trong nha khoa.

Tinh dầu đinh hương và sức khỏe răng miệng

Một nghiên cứu trong ống nghiệm phát hiện chiết xuất MeOH thô của đinh hương có khả năng ức chế sự phát triển của 2 loại vi khuẩn góp phần gây ra bệnh nướu răng, bao gồm: Porphyromonas gingivalis và Prevotella.

Một nghiên cứu khác thực hiện trên 40 người được thử nghiệm một loại nước súc miệng thảo dược, thành phần gồm có tinh dầu tràm trà, đinh hương và húng quế. Sau khi sử dụng nước súc miệng này trong 21 ngày, những người tham gia đã có sự cải thiện về sức khỏe nướu răng, cũng như số lượng mảng bám vi khuẩn trong miệng.

Các nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh việc duy trì vệ sinh răng thường xuyên, đúng cách kết hợp với tác dụng kháng khuẩn của đinh hương có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe răng miệng của bạn.

Vì sao tinh dầu đinh hương giúp giảm đau răng?

Hầu hết các trường hợp đau răng là do:

- Sâu răng

- Răng bị nứt

- Miếng trám răng sâu lỏng lẻo hoặc vỡ

- Tụt nướu

- Áp xe răng (tập hợp mủ hình thành trong răng, nướu hoặc xuơng quanh miệng do nhiễm vi khuẩn)

Nếu đau răng không được khắc phục sớm nó có thể bị nhiễm trùng và đau nhức nặng hơn

Tinh dầu đinh hương có vị cay nồng, ấm. Nghiên cứu chỉ ra rằng loại tinh dầu này có chứa hóa chất gây mê rất mạnh gọi là eugenol. Eugenol còn có tác dụng gây tê dây thần kinh và giảm đau. Từ thế kỷ 19, eugenol đã là một trong nhiều thành phần của tinh dầu được sử dụng trong điều trị tủy răng, bệnh nha chu (nướu răng) và nhiễm trùng răng (áp xe răng).

Hiện nay, tinh dầu đinh hương có sẵn ở siêu thị, cửa hàng thuốc, cửa hàng sản phẩm thảo dược tốt cho sức khỏe hoặc trên website trực tuyến. Dùng tinh dầu đinh hương để trị đau răng bằng cách nhúng khăn giấy sạch, tăm bông hoặc bông gòn vào tinh dầu và chấm lên tại điểm nướu của răng bị đau. Mọi người cũng có thể sử dụng cả tép, đặt trên khu vực bị ảnh hưởng trong vài phút mỗi lần.

Tinh dầu đinh hương có gây ra tác dụng phụ?

Nếu tình trạng đau răng kéo dài hơn 1-2 ngày mà không rõ nguyên nhân, bạn nên đến gặp nha sỹ để sớm khắc phục.

Mặc dù tinh dầu đinh hương được coi là an toàn khi bôi lên da, tuy nhiên việc sử dụng nó trong miệng và trên nướu nhiều lần, trong thời gian dài có thể gây ra tác dụng phụ. Các tác dụng phụ có thể bao gồm tác động tiêu cực đến: Nướu răng, tủy răng, niêm mạc miệng, màng nhầy bên trong miệng.

Có ý kiến cho rằng sử dụng đinh hương khô có thể gây kích ứng, cũng như tổn thương mô răng. Hơn nữa, tiêu thụ tinh dầu đinh hương có thể nguy hiểm cho trẻ em, dẫn đến co giật, tổn thương gan và mất cân bằng chất lỏng dẫn đến mất nước. Và cũng chưa có nghiên cứu chứng minh mức độ an toàn khi phụ nữ mang thai dùng tinh dầu đinh hương.

Biện pháp phòng ngừa đau răng

Cách tốt nhất để ngăn ngừa đau răng vì bất kỳ lý do gì là giữ cho răng và nướu khỏe mạnh. Một số cách đơn giản nhất bao gồm:

- Hạn chế ăn thức ăn và đồ uống có đường.

- Đánh răng 2 lần/ngày bằng kem đánh răng có chứa florua.

- Nhẹ nhàng chải nướu và lưỡi để làm sạch mảng bám.

- Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng.

- Bỏ hút thuốc.

- Đến gặp bác sỹ nha khoa định kỳ.

Phạm Quỳnh H+ (Theo Medicalnewstoday)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Răng hàm mặt