Cách tự nhiên giúp điều trị ho có đờm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Có thể điều trị ho có đờm cho trẻ bằng những cách tự nhiên

Những cách tự nhiên giúp điều trị ho có đờm, không cần uống thuốc

19 cách trị ho cho trẻ: Tự nhiên, an toàn, không lạm dụng thuốc

Trẻ bị ho có đờm bố mẹ nên làm gì?

6 bài thuốc dân gian trị ho có đờm cho trẻ

Nếu trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi bị ho, tốt nhất bạn nên đưa trẻ đi khám ngay. Với những trẻ lớn hơn, bạn có thể điều trị ho có đờm cho trẻ bằng những cách tự nhiên.

Các biện pháp tự nhiên giúp điều trị ho có đờm cho trẻ:

Ngồi trong phòng tắm có hơi nước

Hãy để vòi sen nước nóng chảy vài phút, rồi đưa bé vào phòng tắm, hít hơi nước ấm từ 5 - 10 phút. (Lưu ý giữ trẻ cẩn thận, tránh bị bỏng nước).

Mật ong

Mật ong là phương pháp điều trị ho có đờm an toàn cho trẻ em trên 1 tuổi. Không nên cho trẻ em dưới 1 tuổi dùng mật ong để tránh gây ngộ độc.

Rửa mũi

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bạn có thể nhỏ nước muối sinh lý vào mũi, rồi dùng dụng cụ hút mũi chuyên dụng để hút mũi cho trẻ.

Rửa mũi, hút mũi sẽ giúp trẻ giảm nghẹt mũi, giảm ho

Dùng máy tạo ẩm

Dùng máy tạo độ ẩm là cách tuyệt vời để giữ cho không khí trong phòng ngủ không quá khô. Bởi không khí khô sẽ dễ gây kích ứng niêm mạc mũi, họng, có thể khiến trẻ ho nhiều hơn.

Uống nước

Việc bổ sung đủ nước rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị bệnh. Nếu bé vẫn đang bú mẹ, hãy cố gắng cho bé bú thường xuyên hơn. Điều này sẽ giúp giữ cho cổ họng của bé luôn ẩm. Với trẻ đã ăn dặm, bạn nên khuyến khích trẻ uống nước hoặc nước có chất điện giải.

Khi nào nên cho trẻ đi khám?

Hầu hết các trường hợp ho có đờm thường sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, ho có đờm có thể kéo dài trong vài truần, có thể trở thành ho khan ở một số thời điểm. Nếu tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn bạn nên đưa trẻ đi khám.

Hãy đưa trẻ đi khám, nếu:

- Trẻ dưới 3 tháng tuổi;
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi bị ho và sốt hơn 38,8 độ C;
- Trẻ bị khó thở;
- Đờm chuyển sang màu xanh;
- Trẻ gặp khó khăn khi thức dậy;
- Có âm thanh như tiếng "rít" khi ho;
- Ho dữ dội.

Hầu hết các trường hợp ho có đờm là do nhiễm virus. Đôi khi nhiễm trùng có thể tiến triển thành bệnh nặng hơn. Các nguyên nhân khác gây ho có đờm thường bao gồm:

- Viêm phế quản mạn tính;
- Viêm phổi;
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính;
- Hen suyễn;
- Xơ nang;
- Bệnh ho gà;
- Chất kích thích môi trường.

Bởi vậy, nếu đã áp dụng các biện pháp tự nhiên giúp điều trị ho có đờm không hiệu quả, tốt nhất bạn nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt.

Vân Anh H+ (Lược dịch theo healthline)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp