Cẩn thận với tăng áp động mạch phổi, căn bệnh có thể gây suy tim

Tăng áp động mạch phổi có thể được kiểm soát nếu bạn phát hiện, điều trị bệnh kịp thời

Người bệnh tăng huyết áp không nên ăn, uống gì?

Hở van tim 2 lá, 3 lá, van động mạch chủ ¼ dùng thuốc gì?

Thận trọng với mỡ máu cao, bước đệm dẫn tới bệnh tim mạch

Có những cách nào để điều trị mỡ máu cao phòng ngừa bệnh tim mạch?

Tăng áp động mạch phổi là gì?

Trên thực tế, tăng áp động mạch phổi là tình trạng tăng huyết áp xảy ra tại các động mạch cung cấp máu từ tim đến phổi, cụ thể là các động mạch trong phổi và các động mạch ở nửa bên phải trái tim. Khi bị tăng áp động mạch phổi, các động mạch này có thể bị thu hẹp, bị chặn lại.

Điều này có thể khiến lưu thông máu khó khăn hơn, từ đó làm tăng huyết áp trong phổi. Trái tim sẽ phải làm việc vất vả hơn để bơm máu đi qua các động mạch bị hẹp. Do đó, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, sau một thời gian, cơ tim sẽ trở nên suy yếu và có thể dẫn tới bệnh suy tim.

Tăng áp động mạch phổi có thể gây suy tim, khiến tim không bơm máu hiệu quả

Nguyên nhân gây tăng áp động mạch phổi

Sự gia tăng huyết áp động mạch phổi có thể xảy ra do những thay đổi của các tế bào tại đây. Cụ thể, những thay đổi này có thể khiến cho thành động mạch trở nên cứng, dày hơn. Các mảng bám cũng có thể hình thành trong lòng mạch, khiến mạch máu bị sưng, xơ cứng.

Trong một số tình huống, không có nguyên nhân cụ thể gây tăng áp động mạch phổi. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng, lối sống kém lành mạnh, thói quen lười vận động… có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Một số yếu tố có thể là nguyên nhân gây tăng áp động mạch phổi bao gồm:

- Bạn bị thừa cân, béo phì.

- Di truyền.

- Bạn mắc bệnh tự miễn, HIV, suy tim sung huyết, bệnh gan, viêm khớp dạng thấp…

- Có cục máu đông hình thành trong phổi.

- Dùng thuốc kích thích.

- Ngưng thở khi ngủ.

Triệu chứng cảnh báo tăng áp động mạch phổi

Ở giai đoạn đầu, tăng áp động mạch phổi không gây ra nhiều triệu chứng phổ biến, đáng chú ý. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể nhận thấy các triệu chứng như khó thở, hay cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, ngất xỉu, đau tức ngực, rối loạn tiêu hóa, da và môi trông tím tái, rối loạn nhịp tim (có thể quá nhanh hoặc quá chậm), sưng mắt cá chân và bàn chân…

Có cách nào điều trị tăng áp động mạch phổi?

Điều trị tăng áp động mạch phổi thường bao gồm việc dùng thuốc hoặc phẫu thuật. Sau khi thực hiện một số xét nghiệm nhất định, các bác sỹ có thể cho bạn dùng một số loại thuốc uống, thuốc tiêm để làm giãn mạch máu, giúp lưu thông máu dễ dàng hơn. Trong một số trường hợp, các bác sỹ có thể đề nghị bạn thực hiện liệu pháp oxy, nhằm tăng nồng độ oxy trong máu.

Bên cạnh các biện pháp điều trị trên, người bệnh tăng áp động mạch phổi cũng nên cố gắng thay đổi lối sống lành mạnh hơn, có chế độ ăn uống phù hợp, tập thể dục đều đặn, cắt giảm lượng muối ăn hàng ngày… để kiểm soát huyết áp, phòng ngừa các biến chứng tim mạch nguy hiểm như bệnh suy tim.

Vi Bùi H+ (Theo Onlymyhealth)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang - hỗ trợ tăng cường chức năng tim

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang phù hợp cho người bệnh mạch vành, suy tim, hẹp hở van tim, tăng huyết áp, bệnh cơ tim, tim bẩm sinh, rối loạn mỡ máu.

Sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng và kết quả nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Khoa học Đời sống Toàn cầu (Canada) năm 2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Ích Tâm Khang có hiệu quả hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của suy tim (ho, phù, khó thở, mệt mỏi), giảm cholesterol toàn phần và cholesterol “xấu” LDL trong máu.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

SĐT: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch