Chế độ ăn tốt cho người bệnh đái tháo đường bị biến chứng suy thận

Người bệnh đái tháo đường với biến chứng thận nên ăn uống thế nào để kiểm soát bệnh?

5 loại thực phẩm giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát đường huyết

Dùng quế để ổn định đường huyết, bao nhiêu là đủ?

Khắc phục bệnh võng mạc đái tháo đường với 6 thảo dược tự nhiên

Đái tháo đường type 2 đã 12 năm nên dùng sản phẩm hỗ trợ nào?

Người bệnh đái tháo đường suy thận nên ăn gì?

Nếu không kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường, tình trạng đường huyết tăng cao trong thời gian dài có thể làm suy giảm chức năng của thận. Về lâu dài, thận có thể bị suy yếu, gây ra bệnh thận đái tháo đường. Lúc này, người bệnh đái tháo đường sẽ cần một chế độ ăn uống đặc biệt, kết hợp giữa chế độ ăn cho người bệnh đái tháo đường và chế độ ăn cho người bệnh thận.

Trên thực tế, chế độ ăn cho người bệnh đái tháo đường và chế độ ăn cho người bệnh thận có khá nhiều điểm chung. Ưu tiên hàng đầu là nên ăn nhiều trái cây tươi, các loại rau củ, chất béo lành mạnh từ cá, dầu thực vật và protein trong đậu, thịt nạc. Đặc biệt, nên chọn các thực phẩm ít muối, đường và các thực phẩm không chứa nhiều carbohydrate dạng tinh chế.

Dưới đây là một số thực phẩm cho người bệnh đái tháo đường bị biến chứng thận:

Người bệnh đái tháo đường bị biến chứng thận nên ăn các loại quả mọng

- Trái cây: Các loại quả mọng, nho, cherry, táo, mận.

- Rau củ: Súp lơ trắng, hành tây, cà tím, củ cải.

- Protein: Thịt nạc (thịt gia cầm, cá), trứng, hải sản.

- Carbohydrate: Bánh mì trắng, bánh mì vòng, bánh mì sandwich, bánh quy giòn không mặn, mì ống.

- Đồ uống: Nước lọc, trà (không thêm đường).

Người bệnh đái tháo đường suy thận nên kiêng gì?

Chế độ ăn cho người bệnh đái tháo đường bị suy thận cần hạn chế một số loại thực phẩm nhất định để bảo vệ thận. Các thực phẩm này bao gồm:

Người bệnh đái tháo đường bị suy thận không nên ăn nhiều muối

- Thực phẩm nhiều muối (natri): Ăn ít thực phẩm có muối vừa tốt cho thận, vừa giúp quản lý bệnh đái tháo đường. Bởi theo thời gian, thận sẽ mất dần khả năng giữ cân bằng natri - nước. Do đó, hạn chế ăn nhiều muối sẽ giúp hạ huyết áp, giảm tình trạng tích tụ chất lỏng trong cơ thể.

Tốt hơn hết, bạn nên tránh các thực phẩm chế biến sẵn có chứa nhiều natri hoặc tìm kiếm các thực phẩm có hàm lượng natri thấp (dưới 5%) trên nhãn thực phẩm. Người bệnh đái tháo đường với biến chứng thận cũng nên thay thế muối ăn bằng các loại gia vị, thảo mộc tự nhiên để tăng thêm hương vị cho các món ăn.

- Thực phẩm giàu phospho: Người bệnh đái tháo đường với biến chứng thận sẽ không thể loại bỏ hết lượng phospho dư thừa trong máu. Nồng độ cao phospho trong máu có thể khiến xương khớp suy yếu, gây tổn thương mạch máu, mắt và trái tim.

Những thực phẩm có nhiều phospho bao gồm: Thịt, sản phẩm từ sữa, các loại hạt, đậu, bánh mì từ ngũ cốc nguyên hạt, nước có gas và các thực phẩm chế biến sẵn.

- Thực phẩm giàu kali: Với người mắc bệnh thận, nồng độ kali cao trong máu có thể gây ra các vấn đề tim mạch nghiêm trọng. Bác sỹ có thể cho bạn dùng thuốc để loại bỏ lượng kali dư thừa, tuy nhiên, người bệnh đái tháo đường vẫn nên hạn chế các thực phẩm chứa nhiều kali như cam, khoai tây, cà chua, bánh mì từ ngũ cốc nguyên hạt.

Người bệnh đái tháo đường với biến chứng thận giai đoạn cuối cần chú ý gì?

Trong giai đoạn cuối, nhu cầu dinh dưỡng của người bệnh cũng có nhiều thay đổi. Nếu phải chạy thận nhân tạo, bạn sẽ cần ăn nhiều hơn, đặc biệt là các thực phẩm giàu protein. Tốt nhất, bạn nên trao đổi với bác sỹ để biết lượng protein phù hợp với mình là bao nhiêu, từ đó điều chỉnh chế độ ăn cho phù hợp.

Giữa các đợt chạy thận, chất lỏng có thể bị tích tụ nhiều trong cơ thể. Để hạn chế nguy cơ này, người bệnh đái tháo đường với biến chứng thận nên chú ý hạn chế lượng nước uống hàng ngày. Nếu thấy dấu hiệu sưng phù quanh mắt, chân, tay hoặc bụng, bạn nên đi khám để được xử lý kịp thời.

Nhiều nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy, sử dụng các sản phẩm hỗ trợ cải thiện biến chứng từ mạch môn cũng là một giải pháp tốt cho người bệnh đái tháo đường có biến chứng suy thận. Mạch môn có khả năng ngăn chặn quá trình xơ hóa thận, giảm albumin niệu và tăng cường chức năng tuyến tụy, nhờ đó giúp cải thiện biến chứng thận hiệu quả.

Vi Bùi H+ (Theo Cdc.gov)

Hiểu được lợi ích mà Mạch Môn mang lại, Viện Thực phẩm chức năng đã nghiên cứu kết hợp thảo dược này cùng nhiều thảo dược giúp kiểm soát biến chứng khác như Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài Sơn và tạo ra thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường.

Với công thức toàn diện, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường không chỉ hỗ trợ ổn định đường huyết, giảm cholesterol máu mà còn hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện biến chứng đái tháo đường.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0283 977 8085.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết