Chuyên gia chia sẻ 5 lý do khó ngờ gây đau tim ngay cả khi sống lành mạnh

Những nguyên nhân không ngờ gây đau tim

Tỷ lệ tử vong do đau tim giảm 12% nhờ ngừng hút thuốc lá

5 loại bệnh nhiễm trùng làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ

5 cách giúp động mạch luôn khỏe, phòng ngừa đau tim

7 dấu hiệu cảnh bảo cơn đau tim có thể tấn công bạn

Mắc bệnh tự miễn

Theo bác sỹ tim mạch Nieca Goldberg tại Trung tâm sức khỏe phụ nữ Joan H. Tisch (Mỹ), nếu gia đình bạn có tiền sử mắc các bệnh tự miễn như: lupus, viêm khớp dạng thấp hoặc viêm khớp vẩy nến, thì bạn sẽ dễ có nguy cơ bị đau tim. Đặc biệt, nguy cơ đau tim sẽ cao hơn khi phụ nữ xuất hiện triệu chứng bệnh tự miễn trong thời gian mang thai.

Ngoài ra, phụ nữ có tiền sử bị tăng huyết áp hay tiền sản giật khi đang mang thai sẽ đối mặt nguy cơ cao bị đau tim, đột quỵ khi đến tuổi trung niên. Bệnh đái tháo đường thai kỳ, nhất là đái tháo đường type 2 có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch gấp 5 lần, bác sĩ Goldberg giải thích.

Nhiệt độ ngoài trời quá lạnh

Mùa đông với nhiệt độ quá lạnh có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe. Khi nhiệt độ bên ngoài hạ xuống thấp, các mạch máu co lại để giữ ấm cho cơ thể. Tình trạng này sẽ khiến tim phải làm việc nhiều hơn, tăng áp lực hoạt động lên tim và từ đó tăng rủi ro bị đau tim. Ngoài ra, một vài trường hợp cảm lạnh cũng có thể làm tăng nguy cơ đau tim, bác sĩ tim mạch Sanjiv Patel tại Trung tâm Y tế Orange Coast (Mỹ), cho biết.

Bắt đầu chế độ tập luyện mới

Theo bác sĩ Patel, quyết định tập luyện hay chơi thể thao không những giúp đạt được thân hình cân đối mà còn phòng ngừa nhiều bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, mọi người cần chú ý cách thức tập luyện của mình.

Bất kỳ hoạt động thể chất nào tăng cường độ một cách nhanh đột ngột, từ việc tập thể dục đến quan hệ tình dục, đều có thể dẫn đến đau tim. Điều này đặc biệt đúng với người cao tuổi.

 "Trong hầu hết các trường hợp, sự thay đổi đột ngột của các horemone căng thẳng của bạn có thể dẫn đến sự mất ổn định trong dòng máu đến tim, có thể là nguyên nhân gây ra cơn đau tim" - bác sĩ Patel giải thích.

Bị ung thư

 Các nhà nghiên cứu đã bắt đầu tìm thấy mối liên hệ giữa bệnh tim và ung thư, hai trong số những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới.

Tiến sĩ Goldberg chỉ ra rằng, một số phương pháp điều trị ung thư nhất định, như xạ trị vào ngực, đặc biệt là ngực trái, làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành (CAD), làm tăng khả năng đau tim. Các loại thuốc trị ung thư như Adriamycin và Herceptin, cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy tim.

Tiếp xúc với không khí ô nhiễm

Bác sĩ Patel cho biết, hít phải không khí ô nhiễm trong thời gian dài cũng sẽ tác động rất xấu đến sức khỏe, làm tăng nguy cơ mắc hàng loạnt bệnh, trong đó có đau tim. Khi hít không khí bẩn, phổi không những bị kích ứng mà cơ thể cũng sẽ phản ứng để chống lại tình trạng viêm nhiễm do ô nhiễm không khí gây ra. Điều này làm tăng rủi ro xảy ra các cơn đau tim hoặc đột quỵ.

Theo số liệu của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC), tại Mỹ, mỗi năm có khoảng 610.000 người chết vì bệnh tim. Tất nhiên, không phải mọi cơn đau tim đều gây chết người. Số trường hợp đau tim ghi nhận mỗi năm tại Mỹ là khoảng 735.000 người.

Mọi người có thể ngăn ngừa và hạ thấp nguy cơ mắc bệnh bằng cách giảm nồng độ cholesterol trong máu, hạn chế ăn thức ăn nhanh, đồ nhiều chất béo và đường, đặc biệt là phải tập thể dục thường xuyên.





Nguyên Hương H+ (Theo Prevention)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch