Triệu chứng cảnh báo đau quặn bụng do tắc nghẽn đường mật

Viên sỏi mật gây tắc nghẽn túi mật, ống dẫn mật… là nguyên nhân chính gây đau quặn bụng

Điều trị sỏi bùn túi mật bằng thuốc gì?

Sỏi mật tái phát sau phẫu thuật, dùng thuốc có tan được không?

Làm thế nào để xác định chính xác thành phần của sỏi mật?

Đa polyp túi mật có nguy hiểm không và có cần điều trị?

Thông thường, túi mật có nhiệm vụ lưu trữ và giải phóng dịch mật được sản sinh từ gan. Dịch mật sẽ theo các ống dẫn tới ruột non, từ đó giúp phân hủy chất béo và giúp cơ thể hấp thụ một số vitamin trong thực phẩm.

Tuy nhiên, nếu vì một lý do nào đó mà dịch mật bị tắc nghẽn lại trong túi mật hoặc trong các ống dẫn mật rồi gây viêm, bạn có thể gặp phải các cơn đau quặn bụng rất khó chịu.

Các triệu chứng cảnh báo tắc nghẽn đường mật

Cơn đau quặn bụng do tắc nghẽn đường mật thường xảy ra sau khi bạn ăn nhiều các thực phẩm giàu chất béo, đặc biệt là vào buổi tối.

Đau quặn bụng do tắc nghẽn đường mật thường xảy ra sau khi bạn ăn no

Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột ở vùng hạ sườn phải hoặc chính giữa bụng, kéo dài từ 20 phút tới vài giờ. Bạn có thể thấy đau bụng dữ dội tới mức không thể ngồi yên, đi kèm triệu chứng buồn nôn/nôn mửa. Cơn đau quặn bụng do tắc nghẽn đường mật cũng có thể lan từ bụng tới vùng vai phải, giữa bả vai.

Nếu tình trạng tắc mật nghiêm trọng, dịch mật còn có thể bị rò rỉ vào máu, gây vàng da, vàng mắt (tròng trắng mắt chuyển sang màu vàng). Một vài triệu chứng khác cảnh báo đau quặn bụng do tắc nghẽn đường mật có thể bao gồm sốt, ớn lạnh, nước tiểu sẫm màu, phân nhạt màu.

Nguyên nhân gây nên cơn đau quặn bụng khi tắc nghẽn đường mật

Thông thường, cơn đau quặn bụng sẽ xảy ra khi có viên sỏi mật làm tắc nghẽn các ống dẫn mật, gây tắc nghẽn dịch mật trong túi mật hoặc đường mật. Theo đó, viên sỏi mật có thể gây gián đoạn lưu thông dịch mật, gây sưng và viêm. Cơn đau quặn bụng thường sẽ thuyên giảm dần khi các viên sỏi di chuyển và dịch mật lưu thông bình thường trở lại.

Ngoài sỏi mật, một số tình trạng khác như viêm đường mật, viêm túi mật, áp xe, bệnh túi mật mạn tính… cũng có thể ảnh hưởng xấu tới chức năng của túi mật, từ đó gây đau quặn bụng do tắc nghẽn đường mật.

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ đau quặn bụng do tắc nghẽn đường mật

- Phụ nữ có nguy cơ mắc sỏi mật cao hơn nam giới. Nguyên nhân có thể do họ có nồng độ cao estrogen khi mang thai, khi dùng thuốc tránh thai hoặc thực hiện liệu pháp hormone thay thế (HRT).

- Bị thừa cân, béo phì.

- Bạn thường ăn các thực phẩm giàu carbohydrate tinh chế, thực phẩm có hàm lượng calorie cao.

- Người trên 40 tuổi.

- Người bị xơ gan, bệnh Crohn, mỡ máu cao, bệnh đái tháo đường… cũng thường có nguy cơ bị sỏi mật cao hơn, từ đó dễ bị đau quặn bụng do tắc nghẽn đường mật.

Vi Bùi H+ (Theo Thehealthsite)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang

Với thành phần từ 8 thảo dược quý Uất kim, Chi tử, Sài hồ, Hoàng bá, Kim tiền thảo, Nhân trần, Diệp hạ châu, Chỉ xác - thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang là sản phẩm sử dụng thích hợp cho người:

- Bị sỏi mật - hỗ trợ giúp làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật.

- Viêm đường mật, viêm túi mật.

- Sau phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi, hỗ trợ giảm nguy cơ hình thành sỏi.

- Bị tăng men gan, viêm gan, ăn uống khó tiêu do ứ mật, gan nhiễm mỡ.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam.

Số điện thoại: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa