“Điểm danh” các thuốc điều trị thiếu máu cơ tim hiện nay

Người bị thiếu máu cơ tim cần được điều trị bằng các loại thuốc giãn mạch

Suy tim do tăng huyết áp: Triệu chứng cảnh báo và cách phòng ngừa

Thói quen uống đủ nước có thể giúp phòng ngừa suy tim?

Suy tim mất bù cấp: Triệu chứng cảnh báo suy tim trở nặng

Nguyên nhân khiến trái tim suy yếu và cách phòng ngừa suy tim

Thông thường, mục tiêu điều trị thiếu máu cơ tim là để cải thiện lưu lượng máu tới cơ tim. Tuy nhiên, ngoài các loại thuốc giúp làm giãn mạch để tăng cường máu đến tim, người bệnh còn có thể được kê thuốc chống đau thắt ngực, các loại thuốc chống đông máu để ngăn ngừa nguy cơ hình thành cục máu đông gây đau tim, đột quỵ.

Dưới đây là một số loại thuốc và các nhóm thuốc điều trị thiếu máu cơ tim phổ biến hiện nay:

Thuốc dự phòng và chống đau thắt ngực

Đau thắt ngực là triệu chứng điển hình nhất của bệnh thiếu máu cơ tim. Theo đó, khi các động mạch vành bị thu hẹp, cơ tim không nhận được đủ lượng máu và oxy cần thiết, từ đó gây đau thắt ngực. Do đó, bác sỹ sẽ cho bạn sử dụng các loại thuốc giãn mạch giúp mở rộng mạch máu, làm tăng lưu lượng máu tới tim để ngăn ngừa và giảm cơn đau thắt ngực.

Các thuốc chống đau thắt ngực phổ biến

Nhóm thuốc giãn mạch được sử dụng phổ biến nhất là nhóm Nitrates (Nitroglycerin, Glyceryl trinitrate, Isosorbid mononitrat, Isosorbide dinitrate). Ngoài ra, còn có thuốc Ranolazine (Ranexa) cũng giúp giãn động mạch vành, giúp giảm các cơn đau thắt ngực cho người bệnh thiếu máu cơ tim.

Do thuốc có tác dụng gây giãn mạch nên người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, choáng váng khi đứng dậy đột ngột… Để khắc phục tình trạng này và tăng cường hiệu quả của thuốc, bạn cần lưu ý một số điều sau:

Người bệnh thiếu máu cơ tim có thể phải dùng một số loại thuốc chống đau thắt ngực

- Sau khi uống thuốc trong vòng 15 phút nên ngồi hoặc nằm nghỉ để tránh hạ huyết áp đột ngột.

- Nếu bạn dùng thuốc dạng viên giải phóng dược chất kéo dài, khi uống cần nuốt nguyên viên thuốc, không được nhai hay bẻ đôi viên thuốc.

- Bạn cũng nên dùng thuốc tại một thời điểm cố định hàng ngày để tránh tình trạng quên liều và để thuốc đạt nồng độ ổn định trong cơ thể.

- Dùng Nitrates dài ngày sẽ có hiện tượng nhờn thuốc. Vì vậy, nếu bạn nhận thấy hiệu quả của thuốc giảm dần, hãy trao đổi với bác sỹ để được điều chỉnh liều phù hợp. Tuyệt đối không dừng thuốc đột ngột vì có thể làm tăng cơn đau thắt ngực.

Nhóm thuốc chống đau thắt ngực thế hệ mới

Có một số loại thuốc chống đau thắt ngực thế hệ mới như Ivabradine (Procoralan), Trimetazidine cũng có thể được cân nhắc sử dụng trong trường hợp bạn không đáp ứng tốt với các loại thuốc cũ.

Trong số đó, Ivabradine là thuốc mới được lưu hành tại Việt Nam từ năm 2016. Thuốc có tác động trên nút xoang để làm chậm nhịp tim và cải thiện triệu chứng đau thắt ngực nhưng không ảnh hưởng tới huyết áp hay sức co bóp của cơ tim. Ưu điểm của nhóm thuốc này là có thể sử dụng được cho cả người bệnh hen suyễn, co thắt phế quản.

Ivabradine là thuốc chống đau thắt ngực thế hệ mới, mới được lưu hành tại Việt Nam

Tác dụng phụ thường gặp phải khi sử dụng thuốc là những rối loạn về thị giác (nhìn mờ, chói sáng). Một số tác dụng phụ hiếm gặp hơn bao gồm táo bón, tiêu chảy, nhịp chậm quá mức.

Trimetazidine là thuốc trị đau thắt ngực và thiếu máu cơ tim cục bộ duy nhất không hề gây ra bất kỳ thay đổi về huyết động hay nhịp tim, thông qua khả năng duy trì sự ổn định năng lượng của tế bào cơ tim trong tình trạng thiếu máu nuôi dưỡng.

Thuốc hạ mỡ máu và ổn định mảng xơ vữa

Do xơ vữa động mạch là một trong những nguyên nhân chính gây thiếu máu cơ tim, người bệnh có thể cần dùng thuốc hạ mỡ máu để làm giảm nguy cơ hình thành mảng cholesterol lắng đọng trên thành động mạch.

Có 4 nhóm thuốc hạ mỡ máu thường được dùng hiện nay là nhóm statin (Lovastatin, Simvastatin, Atorvastatin…), niacin (vitamin B3), fibrate (Fenofibrat, Ciprofibrate…) và nhóm resin gắn acid mật. Trong đó, nhóm thuốc hạ mỡ máu statin được khuyến cáo sử dụng cho hầu hết bệnh nhân thiếu máu cơ tim, bệnh mạch vành nhờ giúp giảm nồng độ cholesterol trong máu, ổn định mảng xơ vữa trong lòng động mạch.

Khi sử dụng nhóm thuốc điều trị bệnh tim thiếu máu cục bộ này, bạn cần chú ý theo dõi một số tác dụng phụ có thể gặp phải như đau cơ, tăng men gan, tiêu chảy, táo bón, chóng mặt, đau đầu… Người đang mắc các bệnh suy giảm chức năng gan không nên sử dụng nhóm thuốc này.


Thuốc chẹn kênh calci giúp tăng cường máu đến tim

Nhóm thuốc này giúp thư giãn và nới rộng lòng động mạch, giúp tăng lưu lượng máu tới tim. Thuốc chẹn kênh calci cũng có thể làm chậm nhịp tim, giúp làm giảm khối lượng công việc của trái tim.

Các thuốc chẹn kênh calci thường dùng là Amlodipine, Nifedipine nếu người bệnh có nhịp tim bình thường hoặc Verapamil, Diltiazem nếu người bệnh có nhịp tim nhanh.

Tác dụng phụ thường gặp nhất khi sử dụng các thuốc nhóm chẹn kênh calci là sưng phù, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, táo bón… Bạn có thể ăn nhiều rau củ, trái cây tươi để giảm tác dụng không mong muốn này.

Thuốc chẹn kênh beta giúp thư giãn cơ tim

Nhóm thuốc này có tác dụng giúp thư giãn cơ tim, làm chậm nhịp tim, hạ huyết áp để máu lưu thông tới tim dễ dàng hơn. Ngoài ra, nhóm chẹn beta còn hỗ trợ giảm tần số của tim, từ đó giúp giảm sức co bóp và ngăn chặn các vùng cơ tim bị hoại tử lan rộng.

Nhóm thuốc chẹn kênh beta có tác dụng giúp thư giãn cơ tim, làm chậm nhịp tim

Người bệnh thiếu máu cơ tim thường được bắt đầu điều trị với liều thấp các thuốc chẹn beta như Metoprolol, Bisoprolol, Atenolol, Propranolol… và tăng dần đến khi đạt mục tiêu điều trị.

Một số tác dụng phụ đáng lưu ý khi sử dụng nhóm thuốc trị thiếu máu cơ tim này là nhịp tim chậm quá mức, chóng mặt, mệt mỏi, mờ mắt… Trong trường hợp bị hạ huyết áp tư thế đứng, bạn nên chú ý ngồi nghỉ ngơi đợi huyết áp tăng lên, tránh đứng dậy đột ngột.

Đặc biệt, không được ngừng dùng thuốc chẹn beta đột ngột mà phải giảm liều từ từ. Việc ngừng thuốc đột ngột sẽ làm tăng huyết áp và trầm trọng thêm các triệu chứng rối loạn nhịp tim.

Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) giúp giãn mạch máu

Nhóm thuốc này có tác dụng thư giãn mạch máu, hạ huyết áp. Các bác sỹ thường kê loại thuốc này cho người bệnh thiếu máu cơ tim kèm tăng huyết áp hoặc đái tháo đường. Nhóm thuốc này cũng có thể được sử dụng để điều trị suy tim, tim không bơm máu hiệu quả.

Các loại thuốc ức chế men chuyển angiotensin phổ biến hiện nay bao gồm Enalapril, Perindopril, Lisinopril... Lưu ý: Thuốc ức chế men chuyển khá an toàn khi sử dụng, một số ít trường hợp có thể gặp phải tác dụng phụ như ho khan, rối loạn tiêu hóa, thấy vị kim loại trong miệng…

Thuốc chống đông ngăn ngừa biến chứng huyết khối

Các loại thuốc chống đông máu như Aspirin, Warfarin, Ticlopidine, Clopidogrel (thuốc Plavix)… có thể giúp làm giảm nguy cơ hình thành cục máu đông, ngăn ngừa tắc nghẽn động mạch vành. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn có các bệnh rối loạn chảy máu, loại thuốc này sẽ không phù hợp.

Sử dụng thuốc chống đông máu dài ngày có thể gặp phải tác dụng phụ gây chảy máu quá mức, chính vì vậy người bệnh cần được xét nghiệm máu định kỳ. Nếu gặp bất kỳ triệu chứng cảnh báo chảy máu bất thường nào như chảy máu chân răng, đi ngoài lẫn máu, bầm tím dưới da, chảy máu cam… bạn cần sớm báo cho bác sỹ để được xử lý kịp thời.

Thuốc Đông y giúp tăng cường chức năng tim

Ngoài các loại thuốc Tây y kể trên, hiện nhiều chuyên gia tim mạch cũng đánh giá cao vai trò của thảo dược Đông y, điển hình là việc kết hợp thêm các sản phẩm hỗ trợ tim mạch để hỗ trợ điều trị thiếu máu cơ tim. Theo một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu (Canada), tại Việt Nam, kết hợp thuốc Tây theo đơn của bác sỹ cùng với sản phẩm giúp tăng cường chức năng tim cho hiệu quả làm giảm các triệu chứng đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi, ho, phù… và giảm cholesterol, ức chế mảng xơ vữa, ngăn ngừa suy tim tiến triển. Người bệnh thiếu máu cơ tim có thể tham khảo và sử dụng sản phẩm để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Vi Bùi H+

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang -  Hỗ trợ giảm khó thở, hồi hộp, xơ vữa mạch vành ở người bệnh tim mạch, suy tim

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) ÍCH TÂM KHANG có công dụng hỗ trợ giảm triệu chứng khó thở, hồi hộp do suy tim; Giảm cholesterol máu, giảm nguy cơ huyết khối, xơ vữa động mạch, tăng lưu thông máu.

Hiệu quả hỗ trợ giảm các triệu chứng suy tim, giảm cholesterol máu của TPBVSK Ích Tâm Khang đã được kiểm chứng lâm sàng và được tạp chí Dinh Dưỡng Trị liệu (Canada) đăng tải năm 2014.

Gần 15 năm qua, Ích Tâm Khang vẫn luôn là nhãn hàng dẫn đầu trong dòng sản phẩm hỗ trợ dành cho người bệnh tim mạch và ngày càng khẳng định được vị thế, sự uy tín.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0981.238.219

Địa chỉ: Số 19A/126 Khuất Duy Tiến - Thanh Xuân - Hà Nội

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch