Bệnh Parkinson: Lấy lại được cuộc sống bình thường nhờ liệu pháp thay thế dopamine

Nhiều bác sỹ khẳng định can thiệp kịp thời là “chìa khóa” để quản lý bệnh Parkinson

Tổng hợp cách luyện tay giảm run hiệu quả

Nhận chẩn đoán bệnh Parkinson ở tuổi 30: Khoảnh khắc thay đổi cuộc đời

Vì sao run tay giảm khi uống một chút rượu?

Bị run và đau nhức tay khi viết, phải làm thế nào?

Parkinson là một bệnh thoái hóa thần kinh, có thể ảnh hưởng tới khả năng vận động của cơ thể. Các triệu chứng bệnh thường phát triển từ từ theo thời gian, có thể bắt đầu bằng các cơn run nhẹ ở một bên tay. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh có thể bị run tay chân, cứng cơ bắp, khó đi lại… do mất đi các tế bào sản sinh dopamine - chất dẫn truyền thần kinh có nhiệm vụ gửi các tín hiệu thần kinh đến vùng não kiểm soát khả năng chuyển động và phối hợp.

Dù hiện vẫn chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn bệnh Parkinson, các nhà khoa học đã tìm ra được một số phương pháp điều trị bệnh, ví dụ như liệu pháp thay thế dopamine (DRT) nhằm bổ sung mức dopamine trong não. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, thực hiện liệu pháp thay thế dopamine có thể làm giảm các triệu chứng, tăng tuổi thọ cho người bệnh Parkinson.

Liệu pháp thay thế dopamine: Một nghiên cứu trường hợp điển hình

Liệu pháp thay thế dopamine có thể giúp giảm triệu chứng bệnh Parkinson

Một năm trước, bà Aruna Modi (81 tuổi, người Ấn Độ) bất ngờ gặp khó khăn khi vận động, cũng như bị nhiễm trùng đường tiểu. Bà nhanh chóng trở nên xa cách, mất dần hứng thú, động lực để thực hiện các hoạt động sống đơn giản nhất, bao gồm cả việc tự tắm rửa hay trò chuyện với các thành viên khác trong gia đình.

Người thân của bà Aruna Modi đã rất lo lắng, nghĩ bà bị trầm cảm. Họ cũng đã đưa bà đi khám tại nhiều nơi nhưng không đỡ. Chỉ tới tháng 8/2020, khi tới khám tại Khoa Thần kinh, Bệnh viện Wockhardt (Ấn Độ), bà mới được chẩn đoán mắc bệnh Parkinson, dạng liệt trên nhân tiến triển (PSP).

Bác sỹ Pavan Pai từ Bệnh viện Wockhardt giải thích thêm: “Bệnh Parkinson có thể khiến người bệnh mất khả năng kiểm soát một số chức năng của cơ thể. Ví dụ, người bệnh Parkinson có thể cử động chậm chạp hơn, bị run tay chân, khó cử động mắt, nét mặt đờ đẫn, cứng cơ bắp, khó đi lại, khó giữ thăng bằng và khó thực hiện các hoạt động phối hợp khác”.

“Bệnh chủ yếu xảy ra do các tế bào thần kinh sản sinh dopamine tại vùng chất đen bị chết đi. Tuổi cao là một trong những yếu tố chính dẫn tới sự tiến triển của bệnh Parkinson”, bác sỹ Pavan Pai cho biết thêm.

Khi xác định được bệnh tình của bà Aruna Modi, các bác sỹ đã tư vấn cho bà và gia đình về liệu pháp thay thế dopamine. “Sau một tuần, liều thuốc được tăng lên và người bệnh bắt đầu cải thiện nhiều. Tới tuần đầu tiên của tháng 9/2020, bà đã có thể bắt đầu đi lại mà không cần người đỡ, thoải mái trò chuyện với mọi người xung quanh, dần trở lại với các thói quen hàng ngày”, bác sỹ Pavan Pai cho biết.

Sau 8 tháng điều trị, bà Aruna Modi rất vui mừng vì không chỉ lấy lại được cuộc sống bình thường, giờ bà còn có thể thực hiện sở thích cũ của mình - nấu ăn.

Hãy chú ý tới các triệu chứng cảnh báo bệnh Parkinson

Các triệu chứng của bệnh Parkinson thường bắt đầu xuất hiện khi mức dopamine giảm từ 60 - 80%. Thông thường, các dấu hiệu ban đầu của bệnh Parkinson (như khó khăn khi cử động, suy giảm khứu giác, táo bón, nét chữ nhỏ và hẹp dần, tư thế đứng chúi người về phía trước…) thường xuất hiện từ từ và nhiều người không chú ý tới chúng.

Khi tiến triển nặng, bệnh có thể gây ra các triệu chứng rối loạn vận động như:

- Run tay chân, run hàm hoặc đầu.

- Cứng cơ bắp.

- Chuyển động chậm chạp.

- Khó giữ thăng bằng và dễ bị té ngã.

- Các triệu chứng khác: Khó nuốt, tiểu không tự chủ, giọng nói nhỏ dần, người bệnh ít vung tay khi đi bộ…

Vi Bùi H+ (Theo Thehealthsite)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện với thành phần chính từ Thiên ma, Câu đằng giúp giảm run chân tay

Khi bị run chân tay, run cằm, run môi hoặc run toàn thân, bạn không chỉ gặp phải khó khăn khi thực hiện công việc hàng ngày mà trở ngại lớn nhất chính là sự ngại ngùng trong giao tiếp. Trầm cảm và lo lắng cũng có thể xảy ra, làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.

Với thành phần chính từ Thiên ma, Câu đằng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện là lựa chọn cho người bị run chân tay, hỗ trợ giúp giảm run và phục hồi khả năng vận động bình thường của cơ thể. 

Sản phẩm phù hợp cho những trường hợp bị run khi cầm nắm, đi đứng run rẩy, nói run run ở những người bị run vô căn, bệnh Parkinson, sau tai biến mạch máu não, run ở người cao tuổi.

Sử dụng Vương Lão Kiện mỗi ngày để run chân tay không còn là rào cản trong cuộc sống!

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0283 977 8085.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh