Điều trị rối loạn kinh nguyệt bằng cách nào không gây hại sức khỏe?

Cần cẩn trọng khi điều trị rối loạn kinh nguyệt

Hiểu đúng về rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt bất thường

Chậm kinh, trễ kinh: Dùng ngay bài thuốc Bát trân thang!

Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi tiền mãn kinh: Điều trị thế nào?

Rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai: Điều chỉnh thế nào?

Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt hay còn gọi là chu kỳ kinh nguyệt không đều có rất nhiều triệu chứng, như:

- Chu kỳ kinh nguyệt rối loạn, lúc có sớm, lúc đến muộn;

- Rong kinh;

- Chảy máu kinh nguyệt quá ít hoặc quá nhiều;

- Đau bụng kinh;

- Mất kinh;

- Vô kinh.

Điều trị rối loạn kinh nguyệt bằng cách nào?

Thuốc

Có một số loại thuốc khác nhau được kê toa cho rối loạn kinh nguyệt.

+ Thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID) giúp giảm đau trong mỗi kỳ kinh nguyệt. Trong số các NSAID hiệu quả nhất cho triệu chứng đau bụng kinh của rối loạn kinh nguyệt là ibuprofen (Advil, Motrin, Midol PMS) và naproxen (Aleve), cả hai đều có sẵn không cần kê đơn và acid mefenamic (Ponstel), cần có đơn của bác sỹ.

Tuy nhiên, sử dụng thuốc NSAID lâu dài có thể gây xuất huyết tiêu hóa, loét dạ dày.

Acetaminophen (Tylenol) là một loại NSAID thay thế tốt hơn cho phụ nữ có vấn đề về dạ dày.

+ Thuốc tránh thai đường uống có chứa estrogen và progesterone (ở dạng tổng hợp gọi là proestin). Thuốc tránh thai đã được chứng minh là giúp điều hòa kinh nguyệt, điều trị chảy máu kinh nguyệt quá nặng, rong kinh và vô kinh.

Thuốc tránh thai cũng có hiệu quả trong điều trị đau vùng chậu do lạc nội mạc tử cung.

Tuy nhiên, thuốc tránh thai có thể gây ra tác dụng phụ như: Đau đầu, buồn nôn, đầy hơi, đau vú, chảy máu giữa chua kỳ, tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim và cục máu đông.

Thiết bị tử cung (Mirena)

Một dụng cụ tử cung (DCTC) giải phóng progestin có thể rất có lợi cho rối loạn kinh nguyệt. Tuy nhiên, tác dụng phụ có thể xảy ra là đau bụng kinh, đau lưng, đau vú, đau đầu, thay đổi tâm trạng, buồn nôn, mụn trứng cá, tăng nguy cơ mắc u nang buồng trứng.

Dụng cụ tử cung (DCTC) giải phóng progestin giúp điều trị rối loạn kinh nguyệt

Tiêm progesterone (Depo-Provera)

Biện pháp điều trị rối loạn kinh nguyệt này thường được áp dụng với những phụ nữ bị rong kinh. Tuy nhiên, cách điều trị này có thể gây mất cân bằng hormone nội tiết tố bên trong cơ thể, gây ra nhiều vấn đề với sức khỏe.

Phẫu thuật

Cắt bỏ nội mạc tử cung hoặc cắt bỏ cả tử cung nếu rối loạn kinh nguyệt gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của bạn. Biện pháp này có thể gây ra những hệ lụy tiêu cực đến sức khỏe nên bạn cần cân nhắc kỹ và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Điều chỉnh chế độ ăn uống bắt đầu khoảng 14 ngày trước khi có kinh nguyệt cũng giúp ích cho một số phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt nhẹ, chẳng hạn như đau bụng kinh. Điều này bao gồm: Uống nhiều nước, bổ sung ngũ cốc nguyên hạt, ăn nhiều trái cây và rau củ, tránh chất béo bão hòa và đồ ăn vặt bán sẵn, hạn chế muối (natri) để tránh bị đầy bụng, hạn chế lượng caffeine, đường và rượu.

Tập thể dục

Tập thể dục vừa phải và đều đặn có thể giúp giảm đau kinh nguyệt, đồng thời giúp điều trị rối loạn kinh nguyệt.

Điều trị rối loạn kinh nguyệt bằng bài thuốc cổ phương

Từ xưa, bài thuốc Bát trân thang đã được nhiều thầy thuốc sử dụng cho những trường hợp bị rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều, khí hư bạch đới, đau bụng kinh, phụ nữ thiếu máu da xanh, người gầy, ăn ngủ kém...

Sự kết hợp các vị thuốc trong bài Bát trân thang như Cam thảo, Bạch thược, Đương quy, Xuyên khung, Đẳng sâm, Thục địa, Bạch linh, Bạch truật gia giảm thêm hai vị thuốc quý khác là Hương phụ và Trần bì là cách an toàn và hiệu quả giúp điều kinh – bổ huyết, điều trị hiệu quả rối loạn kinh nguyệt mà không gây ra tác dụng phụ nguy hiểm như thuốc tây nên đang được nhiều chị em phụ nữ tin tưởng.

Vân Anh H+ (Theo mountsinai)

Gợi ý thuốc điều kinh - bổ huyết: Phụ huyết khang

Chậm kinh, trễ kinh: Dùng ngay bài thuốc Bát trân thang! - Ảnh 7

Từ các vị thuốc bồi bổ khí huyết, gia thêm Hương phụ và Trần bì, với công nghệ bào chế hiện đại đã tạo nên thuốc điều kinh bổ huyết Phụ Huyết Khang. Phụ Huyết Khang dùng trong các trường hợp rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều, lúc sớm lúc muộn, khí hư bạch đới. Đau bụng kinh và đau thắt lưng khi hành kinh. Phụ nữ thiếu máu da xanh, sắc mặt kém tươi, người gầy, ăn ngủ kém, dùng đều đặn mỗi ngày sẽ giúp bổ và lưu thông khí huyết. Chú ý không dùng cho phụ nữ có thai và người đang xuất huyết.

Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 19006436 để được dược sĩ tư vấn hoặc truy cập website http://phuhuyetkhang.com/ để biết thêm thông tin chi tiết.

*Sản phẩm này là thuốc, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phụ khoa