Hội chứng ngoại tháp: Điều trị sớm, cơ hội hồi phục cao

Hội chứng ngoại tháp điều trị thế nào, người bệnh có cơ hội vận động trở lại như bình thường?

Run tay khi cầm điện thoại, cầm đồ vật, có cách nào cải thiện?

Tác dụng của câu đằng trong hỗ trợ điều trị run tay chân

Tác dụng của Vương Lão Kiện với bệnh Parkinson như thế nào?

Bệnh run tay ở người già: Nguyên nhân và điều trị thế nào?

Hội chứng ngoại tháp là gì?

Hội chứng ngoại tháp là tập hợp những rối loạn vận động do tổn thương đường tháp được tạo thành bởi các sợi vỏ não - tủy sống từ noron (tế bào thần kinh) vận động trung ương. Theo đó, hội chứng ngoại tháp có thể gây ra các triệu chứng điển hình như run, rung giật cơ, cứng cơ khớp, múa giật, đi lại chậm chạp…

Những rối loạn vận động do hội chứng ngoại tháp

Hội chứng ngoại tháp gây ra 4 dạng rối loạn vận động chính, bao gồm:

Hội chứng Parkinson:

Dạng này có những biểu hiện tương tự như bệnh Parkinson, do đó còn được gọi là hội chứng Parkinson do rối loạn ngoại tháp. Các biểu hiện thường bao gồm: Run tay chân, cứng cơ bắp, vận động chậm chạp, khó trở mình khi nằm, khó nhấc chân khi đi lại, khó chớp mắt, nói khó khăn, giảm khả năng biểu cảm khuôn mặt…

Hội chứng Parkinson do rối loạn ngoại tháp có thể gây run tay chân, cứng cơ bắp…

Rối loạn trương lực cơ (hội chứng Dystonia):

Đây là tình trạng các cơ bắp ở một vùng hay toàn bộ cơ thể bị cứng lại, khiến người bệnh khó chịu và đau đớn. Rối loạn trương lực cơ có thể ảnh hưởng tới tất cả các cơ bắp trong cơ thể, bao gồm các cơ cổ (gây ra tình trạng vẹo cổ), cơ lưỡi, hàm, thậm chí là cả các cơ hô hấp (khiến người bệnh khó thở).

Ngồi không yên:

Triệu chứng này khiến người bệnh luôn có cảm giác bồn chồn, khó chịu khi phải ngồi yên, giữ yên cơ thể. Chính vì vậy, họ thường di chuyển liên tục, liên tục rung chân, bắt chéo chân… Triệu chứng này cũng có thể khiến người bệnh luôn cảm thấy lo lắng và không thể thư giãn.

Rối loạn vận động Tardive (chứng múa giật):

Triệu chứng này bao gồm các cử động bất thường xuất hiện đột ngột, nhanh, giật cục và không theo quy luật nào của các bộ phận khác nhau trong cơ thể, thường gặp ở môi, lưỡi, mặt, cổ, cũng như bàn tay và bàn chân.

Rối loạn vận động Tardive có thể ảnh hưởng tới môi, lưỡi, mặt, cổ...

Điều trị hội chứng ngoại tháp - cần dựa theo triệu chứng

Việc điều trị hội chứng ngoại tháp sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và các triệu chứng mà người bệnh gặp phải. Các bước điều trị cơ bản bao gồm:

- Giảm liều các loại thuốc gây nên hội chứng ngoại tháp (nếu đang sử dụng) và thay thế bằng loại thuốc khác.

- Sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng. Cụ thể:

Điều trị hội chứng Parkinson: Có thể sử dụng các thuốc kháng acetylcholin, bắt đầu từ liều thấp nhất và điều chỉnh dần cho tới khi người bệnh có thể đáp ứng. Khi các triệu chứng thuyên giảm thì có thể giảm dần liều thuốc, thậm chí ngưng dùng thuốc.

Điều trị rối loạn trương lực cơ: Đây là một tình trạng khẩn cấp, do đó người bệnh cần được đi cấp cứu ngay khi thấy xuất hiện triệu chứng rối loạn trương lực cơ, đặc biệt là khi các cơ vùng đầu, cổ bị tác động, ảnh hưởng tới khả năng hít thở của người bệnh.

Thông thường, các bác sỹ sẽ phải tiến hành tiêm thuốc kháng cholinergic như benztropine (với liều 1 - 2mg), lặp đi lặp lại mỗi 15 - 30 phút cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm.

Điều trị triệu chứng ngồi không yên: Lựa chọn đầu tiên có thể là propranolol liều thấp, tiếp theo đó là các loại thuốc khác như benzodiazepines, thuốc kháng cholinergic.

Điều trị chứng múa giật: Ở giai đoạn đầu, các bác sỹ có thể cho bạn dùng các loại thuốc chống loạn thần có hoạt lực kháng dopamine thấp (như Quetiapine, Clozapine và Olanzapine). Nếu triệu chứng tiến triển nặng hơn, các bác sỹ có thể phải chuyển đổi loại thuốc khác ít rủi ro hơn.

Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ, người bị hội chứng ngoại tháp cũng nên chủ động thay đổi lối sống lành mạnh hơn, ví dụ như ăn nhiều rau củ, trái cây tươi, các loại cá béo giàu acid béo omega-3; Vận động thể chất thường xuyên; Chú ý nghỉ ngơi, thư giãn tinh thần…

Thiên ma, câu đằng - bộ đôi thảo dược hiệu quả cho hội chứng ngoại tháp

Nhiều nghiên cứu cho thấy, một số hoạt chất sinh học tự nhiên có trong các thảo dược truyền thống như thiên ma, câu đằng giúp tăng cường bảo vệ, nuôi dưỡng và phục hồi tổn thương của các tế bào thần kinh.

Sử dụng các thảo dược này một cách phù hợp sẽ mang lại hiệu quả cao trong hỗ trợ điều trị hội chứng ngoại tháp, giúp khắc phục tình trạng run giật, giảm co cứng cơ bắp, giúp người bệnh thực hiện các hoạt động thường ngày dễ dàng, thoải mái hơn.

Vi Bùi H+ (Tổng hợp)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện - giúp hỗ trợ giảm run chân tay

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện với thành phần chính từ Thiên ma, Câu đằng giúp hỗ trợ giảm run chân tay, đi đứng run rẩy, nói run run. Sản phẩm hỗ trợ phù hợp cho bệnh và hội chứng Parkinson, run vô căn, run do rối loạn thần kinh thực vật, run sau tai biến mạch máu não, run ở người cao tuổi.

Sử dụng Vương Lão Kiện thường xuyên để run chân tay không trở thành rào cản trong cuộc sống của bạn!

Tìm hiểu thêm về thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện:

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0283 977 8085.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh