Người bệnh máu khó đông: Nên ăn và tránh ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp người bệnh máu khó đông sống chung với bệnh khỏe mạnh

Cẩn trọng với nguy cơ bị đột quỵ ở những người mắc bệnh thiếu máu não

Bật mí 7 loại rau củ màu vàng cực tốt cho sức khỏe

Thiếu máu cơ tim nên dùng thêm sản phẩm hỗ trợ nào?

Giảm tiểu cầu do sốt xuất huyết: Ăn gì giúp tăng nhanh nhất?

Triệu chứng của hemophilia là cơ thể hay bị chảy máu và khi bị chảy máu thường lâu cầm máu. Chảy máu có thể do tự phát hoặc do tác động của yếu tố ngoại cảnh. Theo đó, người bệnh máu khó đông có thể bị chảy máu mũi, chảy máu chân răng, chảy máu rất nhiều dù vết thương nhỏ, đi tiểu ra máu, chảy máu não… đặc biệt là chảy máu khớp. Chảy máu khớp thường gặp nhất ở bệnh nhân hemophilia và rất nguy hiểm vì khi tái phát nhiều lần gây viêm khớp, biến dạng khớp.

Hầu hết các trường hợp hemophilia (máu khó đông) là do di truyền

Mặc dù không có một chế độ ăn uống khắt khe nào dành riêng cho những người mắc bệnh máu khó đông, nhưng một chế độ ăn uống lành mạnh giúp người bệnh duy trì cân nặng lý tưởng, tránh biến chứng nguy hiểm cho các khớp và tối ưu hóa sức khỏe tổng thể.

Người bệnh máu khó đông nên ăn gì?

Thực phẩm giàu calci

Calci giúp xương và răng chắc khỏe. Thực phẩm giàu calci có thể giúp hỗ trợ quá trình hình thành tiểu cầu và đông máu, cũng như ngăn ngừa vết thương chảy máu quá nhiều. Theo đó, người mắc hemophilia nên bổ sung các thực phẩm giàu calci như bông cải xanh, đậu phụ, sữa và các chế phẩm từ sữa, sung, cải xoăn, sữa đậu nành, măng tây, cam, hạnh nhân…

Thực phẩm giàu chất sắt

Duy trì đủ lượng sắt trong cơ thể cũng rất quan trọng đối với những người mắc bệnh máu khó đông vì ước tính có khoảng 0,75mcg sắt bị mất đi kèm 15ml máu. Và một chế độ ăn uống với các thực phẩm giàu chất sắt giúp hình thành hemoglobin (huyết sắc tố) trong cơ thể. Bạn nên bổ sung thường xuyên hơn các loại thịt nạc đỏ, thịt gia cầm, các loại hạt và nho khô trong chế độ ăn uống để tăng cường chất sắt cho cơ thể.

Thực phẩm giàu vitamin C

Ăn một chế độ ăn giàu vitamin C có thể giúp cải thiện quá trình đông máu và sản xuất collagen trong cơ thể. Collagen có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng của vết bầm tím liên quan đến bệnh máu khó đông. Các chuyên gia y tế chỉ ra rằng bổ sung thực phẩm giàu vitamin C cùng với sắt có thể tăng cường khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.

Thực phẩm giàu vitamin C tốt cho người bệnh máu khó đông

Các loại thực phẩm giàu vitaminn C như cà chua, dâu tây, cam, táo, kiwi, rau bina, quả việt quất, dứa, đu đủ và cải Brussels.

Thực phẩm giàu vitamin K

Vitamin K rất quan trọng đối với việc sản xuất prothrombin, một yếu tố đông máu cần thiết cho quá trình đông máu bình thường và cả glycogen, yếu tố giúp cải thiện chức năng gan và quá trình đông máu. Ngoài ra, tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin K cũng giúp kiểm soát chảy máu quá mức.

Các loại thực phẩm giàu vitamin K như rau bina, bông cải xanh, rau cải củ, bắp cải, măng tây, rau diếp xanh đậm, yến mạch, cỏ linh lăng, cải dầu, dầu ô liu, trà xanh.

Thực phẩm giàu vitamin B

Vitamin B12 và vitamin B6 giúp sản xuất các tế bào hồng cầu và các loại vitamin B như riboflavin và niacin cải thiện lưu thông máu, sản xuất máu trong cơ thể của bạn. Bao gồm các loại thực phẩm như chuối, đậu Hà lan, ngô, nước cam, bơ đậu phộng, lòng đỏ trứng, thịt gia cầm, sữa, sữa chua uống, ngũ cốc nguyên hạt và đậu nành.

Uống đủ nước

Giữ cho cơ thể đủ nước là điều rất quan trọng đối với những người mắc bệnh máu khó đông. Bởi 90% thành phần của huyết tương là nước. Cơ thể liên tục sử dụng nước để sản xuất huyết tương giúp ổn định quá trình tuần hoàn và huyết tương cũng đảm nhận vi trò làm đông máu khi cơ thể có vết thương. Do đó, bạn hãy cố gắng uống 8-12 cốc nước mỗi ngày, có thể nhiều hơn nếu bạn hoạt động nhiều hoặc ra nhiều mồ hôi.

Người bệnh máu khó đông cần tránh ăn gì?

Người bệnh máu khó đông nên tham khảo ý kiến của bác sỹ khi áp dụng bất kỳ chế độ ăn kiêng nào, ngoài ra nên:
- Tập thể dục nhẹ nhàng.
- Cẩn trọng khi dùng thuốc giảm đau, hạ sốt...
- Vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng.
- Đến viện sớm khi vết thương không thể cầm máu.

Các chuyên gia cho rằng người bệnh máu khó đông nên tránh thức ăn giàu chất béo bão hòa và đường. Thỉnh thoảng bạn có thể ăn nhưng hãy tập kiểm soát khẩu phần và hạn chế tần suất. Bởi những thực phẩm này khiến cơ thể phải mất nhiều thời gian để tiêu hóa, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu.

Những thực phẩm không nằm trong chế độ ăn uống lành mạnh dành cho người bệnh máu khó đông như:

- Bánh kẹo có đường

- Sữa nguyên kem

- Nước ngọt, nước tăng lực và trà có đường

- Bơ, shortening (nguyên liệu chất béo, sản xuất từ dầu thực vật pha trộn với mỡ heo)

- Thực phẩm có chất béo chuyển hóa như thực phẩm chiên, bánh nướng…

Người bệnh máu khó đông cũng không nên bổ sung vitamin E hoặc dầu cá, vì một số chất bổ sung này có thể ngăn tiểu cầu làm đông máu. Một số chất bổ sung thảo dược cũng khiến tình trạng chảy máu thêm tồi tệ như tỏi, gừng, vỏ cây liễu, nhân sâm châu Á, ginkgo biloba (bạch quả).

Phạm Quỳnh H+ (Theo Boldsky)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Huyết học