Hoạt động thể chất ngăn ngừa ung thư ruột kết

Ung thư ruột kết đang ngày càng trẻ hóa và có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây

Phát hiện khả năng chống ung thư của cà rốt tím

Vitamin D có thể giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư

Các loại hạt có thể giúp kiểm soát tình trạng ung thư ruột kết

Cách chế biến nước detox làm sạch ruột kết

Một phân tích gần đây được công bố trên Tạp chí Ung thư Anh (British Journal of Cancer) cho thấy những người hoạt động thể chất tích cực ở tuổi vị thành niên và duy trì thói quen đó ở tuổi trưởng thành đã giảm nguy cơ mắc Ung thư ruột kết. Cùng với đó, những người bắt đầu tập luyện ở tuổi trưởng thành cũng sẽ nhận được lợi ích, cho dù không đáng kể. 

Phân tích trên dựa vào dữ liệu của Nghiên cứu Sức khỏe Y tá II, một trong những cuộc điều tra lớn nhất về nguy cơ mắc bệnh mạn tính. Cuộc Nghiên cứu thực hiện trên 28.000 phụ nữ từ 25 - 42 tuổi nhằm xem xét tác động lâu dài của hoạt động thể chất, dinh dưỡng, hormone cùng các yếu tố sức khỏe khác.

Họ phát hiện ra rằng những người hoạt động thể chất ít nhất 1 giờ/ngày từ 12 - 22 tuổi và duy trì đến tuổi trưởng thành đã giảm 24% nguy cơ ung thư biểu mô - các khối u được coi là tiền thân của ung thư ruột kết, so với những người có mức độ hoạt động thấp hơn. Còn những người bắt đầu có thói quen hoạt động thể chất từ tuổi trưởng thành sẽ giảm 9% nguy cơ so với người không vận động.

Leandro Rezende đến từ Đại học Sao Paulo (Brazil), đồng tác giả nghiên cứu nhận định, hoạt động thể chất ở mọi lứa tuổi đều mang lại lợi ích, bao gồm cả cải thiện sức khỏe đại trực tràng. Bạn duy trì hoạt động đó càng lâu thì càng có lợi. Ông cho rằng hoạt động thể chất làm giảm nguy cơ Ung thư ruột kết bằng một số cơ chế sinh học, trong đó kiểm soát và quản lý cân nặng có thể là điều quan trọng nhất. Vì nó ảnh hưởng đến tình trạng kháng insulin và chứng viêm, tác nhân thúc đẩy ung thư tiến triển.

Mặc dù nghiên cứu này không xem xét liệu cường độ hoặc tần suất hoạt động có tạo ra sự khác biệt lớn hơn hay không, nhưng chuyên gia cho biết các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng hoạt động cường độ vừa phải đến mạnh đều giúp giảm cả nguy cơ ung thư ruột, ung thư vú và nội mạc tử cung.

Vì vậy, chuyên gia cho rằng mỗi người nên cố gắng duy trì từ 2,5-5 giờ tập luyện với cường độ vừa phải (đi bộ nhanh), hoặc từ 1,25-2,5 giờ tập luyện với cường độ mạnh (chạy bộ) mỗi tuần để có lợi ích cao nhất trong việc phòng ngừa ung thư.

Những dữ liệu trên góp phần đưa ra các khuyến nghị quan trọng về vai trò và mức độ hoạt động thể chất đối với việc phòng ngừa ung thư.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xác định, hoạt động thể chất là bất kỳ chuyển động nào cơ thể thực hiện bởi cơ xương để tiêu hao năng lượng, bao gồm cả các hoạt động thực hiện trong khi làm việc, chơi, tập thể dục thể thao, thực hiện các công việc gia đình, đi du lịch và tham gia vào các hoạt động giải trí.
Phạm Quỳnh H+ (Theo Prevention)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa