Hôi miệng đã ám ảnh, hơi thở có mùi nước tiểu còn ác mộng hơn

Hơi thở có mùi nước tiểu là vì đâu?

3 nguyên nhân bất ngờ khiến hơi thở của bạn "nặng mùi"

Video: Vì sao hơi thở bốc mùi sau khi ăn tỏi?

Tại sao hơi thở có mùi vào mỗi sáng thức dậy?

Cách chăm sóc răng miệng toàn diện để giữ hơi thở thơm mát

Có nhiều nguyên nhân khiến hơi thở có mùi nước tiểu, bao gồm:

Nghẹt mũi hoặc viêm xoang

Chảy nước mũi hoặc tiết nhiều dịch nhầy trong khoang mũi có thể xảy ra một mình hoặc liên kết với viêm xoang. Chúng thường gây ra hơi thở hôi, mà ở một số người có thể ngửi thấy mùi giống như nước tiểu.

Cả nghẹt mũi và viêm xoang đều có thể do nhiễm khuẩn, dị ứng hoặc kích ứng mũi

Điều trị

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây nghẹt mũi và viêm xoang, bạn có thể áp dụng các phương pháp điều trị như: Thuốc thông mũi, thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm, thuốc dị ứng, thuốc xịt corticosteroid, phẫu thuật (để loại bỏ tắc nghẽn trong trường hợp mạn tính)...

Một số biện pháp khắc phục tại nhà có thể giảm nhẹ các triệu chứng như: Xông hơi, rửa mũi, tăng tiêu thụ chất lỏng, chườm ấm ở khu vực bị tắc nghẽn…

Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori

Helicobacter pylori (H. pylori) là một loại vi khuẩn phổ biến, chúng có mặt trong gần một nửa dân số thế giới. Tuy nhiên, không phải ở ai chúng cũng hiển thị bất kỳ triệu chứng nào.

H. pylori là một loại vi khuẩn sống trong dạ dày, gây viêm và loét, có thể dẫn đến ung thư dạ dày ở người bị nhiễm bệnh. Hơi thở có mùi như amoniac hoặc mùi nước tiểu là triệu chứng thường gặp nhất.

Các triệu chứng khác khi nhiễm H. pylori có thể bao gồm: Đau dai dẳng hoặc khó chịu liên tục trong dạ dày, chán ăn, buồn nôn hoặc nôn, đầy bụng, sụt cân và phân có màu tối.

Vi khuẩn Helicobacter pylori gây các bệnh dạ dày nguy hiểm

Điều trị

Nên đi khám ngay nếu bạn nghi ngờ mình bị nhiễm H. pylori. Nếu được bác sỹ chẩn đoán nhiễm khuẩn, quá trình điều trị có thể bao gồm: Thuốc ức chế bơm proton (giúp giảm sản xuất acid dạ dày và cho phép mô bị tổn thương lành lại), thuốc kháng sinh (liều dùng kéo dài 1 - 2 tuần) và quản lý các biến chứng như loét hoặc ung thư dạ dày.

Chế độ ăn

Các loại thực phẩm mà bạn ăn có thể ảnh hưởng đến hơi thở một cách tạm thời hoặc lâu dài. Một số loại thực phẩm phản ứng trong cơ thể tạo ra amoniac và các sản phẩm phụ của nó, tạo ra mùi tương tự như nước tiểu.

Điều này là phổ biến ở những người tiêu thụ một chế độ ăn giàu protein hoặc chế độ ăn Ketogenic. Ăn nhiều hành tây và tỏi cũng có thể dẫn đến hơi thở hôi.

Uống rượu quá mức cũng có thể ảnh hưởng đến hơi thở bằng cách giảm sản xuất nước bọt.

Ăn tỏi có thể khiến hơi thở của bạn bốc mùi khó chịu

Điều trị

Trong hầu hết các trường hợp, rất dễ dàng để xử lý hơi thở hôi do chế độ ăn uống.

Bạn nên kiểm tra các loại thực phẩm cụ thể trong chế độ ăn uống để điều chỉnh cho phù hợp. Một chế độ ăn uống cân bằng với nhiều trái cây và rau hàng ngày cũng sẽ giúp hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh và hơi thở thơm tho hơn.

Bệnh thận mạn tính

Bệnh thận mạn tính bao gồm một loạt các tình trạng, rối loạn làm hư thận và hạn chế khả năng lọc chất thải của cơ thể. Điều này dẫn đến sự tích tụ nghiêm trọng các chất độc trong cơ thể, kể cả amoniac, khiến hơi thở có mùi nước tiểu.

Các biến chứng từ bệnh thận mạn tính còn bao gồm: Thiếu máu, tăng huyết áp, mức điện giải bất thường, tích tụ chất lỏng, bệnh tim, tăng nguy cơ đột quỵ và đau tim, đặc biệt là suy thận.

Điều trị

Chưa có cách chữa khỏi bệnh thận mạn tính, tuy nhiên vẫn có thể giảm các triệu chứng và giúp bệnh nhân quản lý tình trạng này.

Để quản lý bệnh thận mạn tính, bệnh nhân cần phải thay đổi lối sống và dùng thuốc hạ áp và hạ cholesterol cao.

Những người bị bệnh thận mạn tính nặng có thể cần chạy thận hoặc ghép thận.

Uremia

Đây là giai đoạn cuối của suy thận. Vì thận không còn khả năng lọc chất thải một cách hiệu quả, các chất thải như ure, creatine và các sản phẩm nitro khác tích tụ trong máu thay vì đào thải khỏi cơ thể qua đường nước tiểu.

Sự tích tụ các hợp chất nitro này trong cơ thể thường dẫn đến hơi thở có mùi nước tiểu.

Điều trị

Uremia là một tình trạng y tế nghiêm trọng đòi hỏi phải chăm sóc khẩn cấp và thường phải nhập viện. Các bác sỹ sẽ xác định nguyên nhân cơ bản của bệnh và khuyến cáo lọc máu.

Một số bệnh nhân cũng có thể yêu cầu ghép thận nếu thận đã mất chức năng.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp