Bị đái tháo đường và tăng huyết áp, cần chú ý gì trong chế độ ăn?

Người bệnh đái tháo đường bị tăng huyết áp sẽ cần có chế độ ăn uống đặc biệt

Tại sao người bệnh đái tháo đường cần cảnh giác với biến chứng thận?

11 nguyên tắc giúp người đái tháo đường ổn định đường huyết

9 cách phòng ngừa biến chứng thận khi bị đái tháo đường

7 loại vitamin giúp phòng ngừa biến chứng đái tháo đường

Dưới đây là một số lưu ý trong chế độ ăn uống của người bệnh đái tháo đường bị tăng huyết áp:

Chú ý khẩu phần bữa ăn

Một chế độ ăn uống cân bằng là điều rất quan trọng với người bệnh đái tháo đường bị tăng huyết áp. Tốt hơn hết, bạn nên chia lượng thức ăn trong các bữa ăn theo tỷ lệ sau: 1/2 lượng thức ăn là các loại rau củ, trái cây; 1/4 là thực phẩm giàu protein nạc như cá, thịt gia cầm, các loại đậu; 1/4 cuối cùng là các thực phẩm giàu carbohydrate lành mạnh như ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt.

Hạn chế muối ăn

Với người bệnh tăng huyết áp, điều quan trọng là bạn không được tiêu thụ quá 1.500mg natri/ngày, tương đương với 1 thìa cà phê muối.

Người bệnh đái tháo đường bị tăng huyết áp không nên ăn quá nhiều muối

Do đó, hãy cố gắng hạn chế dùng muối ăn và nên chuyển sang dùng các loại gia vị, thảo mộc khác như vỏ quýt, hành, tỏi, hương thảo, gừng, ớt, thì là… để tăng hương vị cho các món ăn.

Hạn chế cà phê

Caffeine trong cà phê có thể làm tăng đường huyết và tăng huyết áp. Do đó, người bệnh đái tháo đường bị tăng huyết áp nên giới hạn lượng caffeine tiêu thụ dưới 200mg - khoảng 2 cốc cà phê/ngày.

Ngoài ra, bạn cũng nên tránh uống cà phê pha từ bình French press, cà phê espresso. Những loại cà phê này vẫn chứa cafestol - một chất trong hạt cà phê có thể làm tăng nồng độ cholesterol “xấu” LDL trong máu, từ đó khiến bạn dễ mắc các biến chứng tim mạch.

Thay vào đó, hãy chọn cà phê pha qua giấy lọc hoặc chuyển sang cà phê khử caffeine (decaf).

Cẩn thận vì caffeine trong cà phê có thể làm tăng đường huyết, tăng huyết áp

Ưu tiên ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt rất giàu các vitamin, khoáng chất và chất xơ, giúp bạn no lâu và kiểm soát đường huyết tốt hơn. Người bệnh đái tháo đường có thể thay thế gạo trắng, bún, miến, phở… bằng gạo lứt, hạt dền, lúa mạch, hạt quinoa. Tuy nhiên, lưu ý không nên ăn quá nhiều vì bản chất ngũ cốc vẫn chứa tinh bột.

Ăn thực phẩm giàu kali

Kali có thể giúp kiểm soát huyết áp một cách tự nhiên. Do đó, người bệnh đái tháo đường bị tăng huyết áp nên bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu kali như chuối, bông cải xanh, cà rốt, đậu lăng, khoai tây, các loại hạt…

Tuy nhiên, quá nhiều kali cũng có thể ảnh hưởng không tốt đến chức năng thận. Do đó, nếu có vấn đề về thận, bạn nên trao đổi trước với bác sỹ nếu muốn bổ sung dưỡng chất này trong chế độ ăn hàng ngày.

Hạn chế rượu bia

Bia, rượu vang và hầu hết các loại cocktail đều có chứa nhiều đường và có thể khiến đường huyết, huyết áp tăng cao nhanh chóng. Thêm vào đó, các loại đồ uống có cồn cũng có thể kích thích cảm giác thèm ăn, khiến bạn ăn nhiều hơn so với bình thường.

Tốt hơn hết, người bệnh đái tháo đường bị tăng huyết áp nên hạn chế, không uống quá 2 ly rượu bia/ngày với nam giới, không quá 1 ly rượu bia/ngày với nữ giới.

Chú ý khi lựa chọn thực phẩm giàu chất béo

Những thực phẩm giàu chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa có thể làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch và tử vong ở người bệnh đái tháo đường bị tăng huyết áp. Nếu bị đái tháo đường và tăng huyết áp, bạn nên hạn chế các thực phẩm chứa hai loại chất béo này như mỡ động vật, bơ, phô mai, đồ chiên rán, sữa nguyên kem…

Với người bệnh đái tháo đường kèm tăng huyết áp, chế độ ăn đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, bản chất đái tháo đường và tăng huyết áp là các bệnh lý mạn tính. Theo thời gian, việc kiểm soát đường huyết, huyết áp và nguy cơ biến chứng trên tim mạch sẽ khó khăn hơn. Vì vậy, người bệnh nên kết hợp thêm các giải pháp khác để kiểm soát bệnh một cách toàn diện hơn.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, 4 thảo dược hoài sơn, mạch môn, nhàu, câu kỷ tử có tác dụng vừa hỗ trợ kiểm soát đường huyết, huyết áp, vừa phòng ngừa biến chứng, trong đó có biến chứng tim mạch. Sử dụng sản phẩm kết hợp 4 thảo dược này sẽ giúp người bệnh đái tháo đường bị tăng huyết áp nâng cao hiệu quả điều trị.

Vi Bùi H+ (Theo Webmd)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường – hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện biến chứng đái tháo đường

Với thành phần chính là 4 thảo dược Hoài Sơn, Mạch môn, Nhàu, Câu kỷ tử, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường giúp:

- Hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện biến chứng đái tháo đường, trong đó có biến chứng tim mạch.

- Hỗ trợ giảm và ổn định đường huyết.

Sản phẩm phù hợp với người bệnh đái tháo đường type 1, type 2, người có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường (tiền sử gia đình có người mắc bệnh, rối loạn mỡ máu).

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243 775 9865 – 0283 977 8085.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. 
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết