17 lý do khiến lượng đường huyết thay đổi

Đường huyết thay đổi thường xuyên có thể khiến bạn thấy mệt mỏi, uể oải

Nguyên tắc ăn uống cho người bệnh đái tháo đường mắc biến chứng tim mạch

Cách cải thiện trí nhớ cho người cao tuổi mắc đái tháo đường

6 lầm tưởng về thực phẩm dành cho người bệnh đái tháo đường

7 lời khuyên giúp kiểm soát bệnh đái tháo đường mùa mưa

Với người bệnh đái tháo đường, việc duy trì đường huyết trong mức ổn định là một trong những mục tiêu điều trị chính. Nguyên nhân là bởi đường huyết tăng cao quá mức có thể tăng nguy cơ biến chứng, trong khi đường huyết hạ thấp quá mức cũng gây hạ đường huyết nguy hiểm.

Dưới đây là 17 lý do khiến lượng đường huyết thay đổi người bệnh đái tháo đường nên chú ý:

Làm tăng đường huyết: Caffeine

Lượng đường huyết có thể tăng lên sau khi bạn uống cà phê (kể cả cà phê đen, không thêm đường), trà đặc, nước tăng lực… vì các thức uống này có chứa caffeine. Mỗi người bệnh đái tháo đường lại phản ứng khác nhau với các loại thực phẩm, đồ uống. Do đó, bạn nên chú ý theo dõi đường huyết, theo dõi phản ứng của cơ thể sau khi uống các loại đồ uống có nhiều caffeine.

Làm tăng đường huyết: Thực phẩm không đường

Trên thực tế, nhiều thực phẩm không đường (sugar-free) vẫn có hàm lượng carbohydrate cao từ tinh bột. Do đó, bạn nên chú ý đọc kỹ nhãn sản phẩm và kiểm tra tổng lượng carbohydrate trước khi mua hàng. Người bệnh đái tháo đường cũng nên cẩn trọng với các loại rượu đường (sugar alcohol) như sorbitol và xylitol. Chúng có thể mang tới vị ngọt với ít carbohydrate hơn so với đường sucrose, nhưng vẫn đủ để làm tăng đường huyết.

Làm tăng đường huyết: Các thực phẩm nhiều carbohydrate và chất béo

Thực phẩm nhiều carbohydrate “xấu” và chất béo có thể khiến đường huyết tăng cao

Đừng nghĩ chỉ cơm trắng, bánh mì trắng mới có thể làm tăng đường huyết. Trên thực tế, các thực phẩm giàu chất béo (như pizza, khoai tây chiên…) cũng có thể khiến lượng đường huyết tăng cao trong khoảng thời gian dài. Tốt hơn hết, người bệnh đái tháo đường nên thường xuyên đo đường huyết sau ăn 2 giờ để biết các thực phẩm ảnh hưởng thế nào tới đường huyết của bạn.

Làm tăng đường huyết: Bị cảm lạnh

Lượng đường huyết có thể tăng lên khi cơ thể đang phải chống lại bệnh tật. Tốt hơn hết, người bệnh đái tháo đường nên chú ý uống đủ nước, theo dõi các triệu chứng tiêu chảy, nôn mửa… kéo dài quá 2 giờ, hoặc khi bệnh kéo dài quá 2 ngày.

Làm tăng đường huyết: Căng thẳng, stress

Khi bị căng thẳng, stress, cơ thể có thể sản sinh các hormone khiến lượng đường huyết tăng cao. Do đó, người bệnh đái tháo đường type 2 nên học cách thư giãn bằng cách hít thở sâu, tập thể dục đều đặn…

Làm tăng đường huyết: Nước uống thể thao

Nhiều loại nước uống thể thao cũng chứa rất nhiều đường. Do đó, bạn nên chọn nước lọc để bổ sung nước sau khi tập thể dục. Tuy nhiên, nếu tập luyện lâu với cường độ cao, bạn vẫn có thể trao đổi với bác sỹ về việc uống các loại nước uống thể thao, chỉ cần chú ý tới lượng calorie, carbohydrate trong đó.

Làm tăng đường huyết: Trái cây sấy khô

Trái cây sấy khô là thực phẩm người bệnh đái tháo đường nên tránh

Trái cây tươi là lựa chọn khá lành mạnh, nhưng người bệnh đái tháo đường nên cẩn thận với các loại trái cây sấy khô. Chúng thường chứa khá nhiều đường, carbohydrate, ngay cả với khẩu phần nhỏ.

Làm tăng đường huyết: Một số loại thuốc

Một số loại thuốc corticosteroid (như prednisone để điều trị phát ban, viêm khớp, hen suyễn…) và thuốc lợi tiểu có thể làm tăng đường huyết.

Ngoài ra, bạn cũng nên cảnh giác vì một số loại thuốc kháng sinh, thuốc trị nghẹt mũi, thuốc chống trầm cảm, thuốc tránh thai… vì chúng có thể ảnh hưởng tới lượng đường huyết.

Làm hạ đường huyết: Công việc nhà

Dọn dẹp nhà cửa, làm vườn có thể giúp hạ đường huyết cho người bệnh đái tháo đường. Các hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ, leo cầu thang… cũng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người bệnh.


Làm hạ đường huyết: Sữa chua

Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn đường ruột, có thể cải thiện sức khỏe đường ruột và giúp bạn kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên, nhiều loại sữa chua có thể chứa nhiều đường, hương liệu… Do đó, người bệnh đái tháo đường nên chú ý chọn mua sữa chua không đường, hoặc tốt nhất là tự làm sữa chua tại nhà.

Làm hạ đường huyết: Ăn chay

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, người bệnh đái tháo đường theo chế độ ăn chay, hoặc ít nhất là theo chế độ ăn nền thực vật… có thể kiểm soát đường huyết tốt hơn, cần ít insulin hơn. Việc tăng cường bổ sung chất xơ từ các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt… có thể giúp làm chậm quá trình tiêu hóa carbohydrate.

Hứa hẹn: Quế

Quế có thể giúp giảm và ổn định đường huyết cho người bệnh đái tháo đường

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, quế có thể giúp cơ thể sử dụng insulin tốt hơn, làm giảm đường huyết cho người bệnh đái tháo đường type 2. Bạn có thể dùng quế như gia vị trong các món ăn, hoặc trao đổi với bác sỹ để bổ sung bằng thực phẩm chức năng.

Thận trọng: Ngủ

Với một vài người bệnh đái tháo đường, lượng đường huyết có thể hạ thấp trong khi ngủ, đặc biệt nếu bạn phải tiêm insulin. Tốt hơn hết, bạn nên đo đường huyết trước khi ngủ để xem mình có cần ăn nhẹ hay không. Với một số người, đường huyết có thể tăng cao vào buổi sáng, trước khi ăn sáng vì thay đổi hormone, giảm insulin.

Thay đổi đường huyết thất thường: Tập thể dục

Người bệnh đái tháo đường nên điều chỉnh thói quen tập thể dục dựa theo thể trạng của bản thân. Theo đó, tập thể dục có thể khiến lượng đường huyết tăng cao đột biến, sau đó lại hạ thấp. Do đó, bạn nên ăn nhẹ trước khi tập và chú ý đo đường huyết trước, trong và sau khi tập luyện.

Thay đổi đường huyết thất thường: Rượu bia

Các loại đồ uống có cồn cũng chứa nhiều carbohydrate, do đó có thể khiến đường huyết tăng cao. Tuy nhiên, sau vài giờ sau khi uống rượu bia, đường huyết lại có xu hướng hạ xuống thấp. Các chuyên gia khuyên người bệnh đái tháo đường không nên uống quá nhiều đồ uống có cồn và tốt nhất bạn chỉ nên uống trong bữa ăn.

Thay đổi đường huyết thất thường: Nhiệt độ

Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều có thể khiến bạn khó kiểm soát đường huyết hơn. Đặc biệt, trong những ngày trời nắng, người bệnh đái tháo đường nên chú ý uống đủ nước, nên ngồi phòng điều hòa (nếu có thể) và tránh để thuốc, máy đo đường huyết… ở nơi có nhiệt độ quá cao.

Thay đổi đường huyết thất thường: Nội tiết nữ

Tình trạng thay đổi Nội tiếtphụ nữ (trong kỳ kinh, thời kỳ mãn kinh…) cũng có thể dẫn tới thay đổi đường huyết. Bạn có thể trao đổi với bác sỹ về việc dùng liệu pháp hormone thay thế.

Giải pháp kiểm soát đường huyết dễ dàng cho người bệnh đái tháo đường

Bên cạnh có một chế độ ăn uống hợp lý, người bệnh đái tháo đường có thể tham khảo sử dụng kết hợp với các sản phẩm từ thảo dược như lá xoài, lá neem, quế chi, mướp đắng, hoàng bá. Việc này sẽ giúp đường huyết của bạn giảm và ổn định dễ dàng hơn, hạn chế được nguy cơ biến chứng sau này.

Vi Bùi H+ (Theo Webmd)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex với các thành phần từ lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng giúp hỗ trợ hạ đường huyết, hạn chế biến chứng đái tháo đường.

Đường huyết lúc đói không ổn định, chỉ số HbA1c tăng cao khiến nhiều người bệnh đái tháo đường type 2 băn khoăn, lo lắng bởi dù đã thực hiện nhiều cách nhưng đường huyết vẫn lên xuống thất thường và tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng nguy hiểm.

Khi đó, bạn có thể cần một giải pháp đến từ thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex để giúp hỗ trợ hạ đường huyết, kiểm soát đường huyết, từ đó hạn chế các biến chứng thần kinh, viêm loét, nhiễm trùng, tổn thương mắt, võng mạc, bảo vệ thận, khớp, tim mạch

Sản phẩm sử dụng phù hợp cho người bệnh đái tháo đường type 2, người bị tiền đái tháo đường, đặc biệt hiệu quả với người mới mắc.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

SĐT: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết