Ngừng tim đột ngột nguyên nhân do đâu?

Eriksen có dấu hiệu bị ngưng tim đột ngột khi đang thi đấu trong trận bóng tối 12/6 - Ảnh: Reuters

Người phụ nữ được cứu sống sau 5 ngày tim ngừng đập

Sinh con lúc tim ngừng đập, người mẹ không nhớ mình mang thai

Tim ngừng đập 20 phút vẫn cấy ghép được

17 lần tim ngừng đập vẫn sống khỏe

Ngừng tim đột ngột là một hiện tượng cực kỳ nguy hiểm và người bệnh cần được hồi sinh tim phổi (CPR-Cardiopulmonary resuscitation) ngay lập tức nhằm cố gắng giúp cho chức năng não nguyên vẹn theo cách thủ công cho đến khi các biện pháp y tế tiếp theo xuất hiện (máy khử rung tim). Thời gian "vàng" cho sơ cứu chỉ có 3 phút, sau thời gian ấy tỷ lệ tử vong của bệnh nhân tăng lên theo từng giây.

Nguyên nhân gây ngừng tim đột ngột

Ngừng tim đột ngột có thể xảy ra ở người không có tiền sử bệnh tim, tuy nhiên chúng thường xảy đến ở những người có bệnh tim từ trước (có thể chưa được chẩn đoán) như:

- Bệnh động mạch vành: Bệnh này xảy ra là do một hoặc nhiều nhánh của động mạch vành bị chèn ép hay bị tắc, dẫn đến mạch vành không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của oxy cho cơ tim, từ đó gây ra trạng thái tim đột ngột ngừng đập.

- Bệnh tim bẩm sinh: Khi ngưng tim đột ngột xảy ra ở trẻ em hoặc thanh thiếu niên, nó có thể do khiếm khuyết của tim từ lúc mới sinh ra.

- Bệnh van tim: Nếu một hoặc nhiều van tim bị hư hỏng, nó có thể làm gián đoạn dòng máu chảy qua tim. Điều này làm cho máu được bơm mạnh hơn để ép máu đi qua các động mạch. Nếu van tim không đóng đúng cách, nó sẽ để máu rò rỉ ngược trở lại, gây ra ngưng tim đột ngột.

- Viêm cơ tim cấp tính (viêm cơ tim): Do vi khuẩn, virus, độc tố vi khuẩn, do thuốc, do các chất độc.

- Rối loạn điện bên trong tim: Ở một số người, vấn đề rối loạn nhịp phát sinh từ chính bản thân nó thay vì do vấn đề từ cơ tim hoặc van tim. Chúng được gọi là bất thường nhịp tim nguyên phát. Một số bệnh được nhắc đến như là hội chứng Brugada hoặc hội chứng QT dài.

Dấu hiệu nhận biết người bị ngừng tim đột ngột

Đột ngột đổ gục, mất ý thức, không bắt được mạch và ngừng thở là dấu hiệu thường gặp nhất. Tuy nhiên, đôi khi bệnh nhân cũng có các triệu chứng khác như cảm giác khó chịu ở ngực, khó thở, hồi hộp tim đập nhanh (đánh trống ngực).

Xử lý như thế nào?

Ngừng tim là tình trạng nguy hiểm đòi hỏi mọi người phải nhận ra kịp thời và triển khai hồi sinh tim phổi (CPR) cùng máy khử rung tim (Defibrillator) ngay khi có thể.

Hồi sinh tim phổi (CPR) là một hoạt động sơ cứu kết hợp giữa ép tim ngoài lồng ngực thường xuyên với thông khí nhân tạo nhằm cố gắng bảo tồn chức năng não nguyên vẹn theo cách thủ công cho đến khi có sự hỗ trợ từ nhân viên cứu hộ y tế đến. Đây là "kỹ năng sinh tồn" mà hầu hết chúng ta nên học cách thực hiện vì trong cuộc sống có rất nhiều tình huống xảy đến đòi hỏi cần sử dụng đến nó.

Khi chứng kiến tình huống bất tỉnh ngừng tim, nên có phản xạ để bệnh nhân nằm ngửa, hô hoán gọi người trợ giúp hoặc bấm cấp cứu 115 mang theo máy khử rung tim tự động (AED) đến ngay. Song song tiến hành ép tim ngoài lồng ngực với tốc độ từ 100-120 lần/phút, lực ép đủ mạnh (độ lún thành ngực tầm 5cm). Hãy duy trì ép tim liên tục cho đến khi có máy khử rung tim di động hoặc nhân viên cấp cứu đến.

Lê Tuyết H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch