Cẩn thận với dấu hiệu đau bụng kinh bất thường

Đau bụng kinh bất thường có thể là dấu hiệu một số bệnh phụ khoa

Tim đập nhanh ở phụ nữ mãn kinh điều trị như thế nào?

Chế độ ăn giảm cân khi điều trị buồng trứng đa nang

Phụ nữ giảm mỡ thừa bắt đầu từ vị trí nào trên cơ thể?

Phụ nữ mang thai có ăn được đậu bắp?

Đau bụng kinh (hay thống kinh) là hiện tượng thường thấy ở nữ giới trong chu kỳ kinh nguyệt. Tình trạng này thường gây đau kiểu co thắt vùng bụng dưới, có thể lan ra sau lưng và xuống hai đùi. Hầu hết các chị em đều đã từng trải qua đau bụng kinh, đặc biệt là ở những năm đầu mới xuất hiện kinh nguyệt.

Nguyên nhân gây đau bụng kinh thông thường là do hàm lượng prostaglandin trong tế bào nội mạc tử cung tăng cao. Khi đó, tử cung co bóp mạnh và dẫn tới đau vùng bụng dưới. Ngoài ra, một số bệnh lý phụ khoa cũng gây ra đau bụng kinh thứ phát.

Tuy nhiên, đau bụng kinh dữ dội hoặc kéo dài trong chu kỳ kinh nguyệt có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của chị em. Phụ nữ cần theo dõi và đi khám tại các cơ sở chuyên khoa nếu có biểu hiện đau bụng kinh bất thường sau:

Đau bụng kinh kéo dài

Chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài từ 2-7 ngày tùy theo cơ địa từng người. Hiện tượng khó chịu, đau bụng ở chị em thường bắt đầu trước 1 ngày hoặc ngay khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt. Thời gian đau bụng kinh thông thường là 2-3 ngày. Nếu kéo dài suốt chu kỳ, đau bụng kinh là dấu hiệu bất thường cần được theo dõi. 

Đau bụng kinh ảnh hưởng đến sinh hoạt

Nếu cơn đau bụng kinh của bạn dữ dội đến mức cản trở công việc, sinh hoạt hàng ngày, bạn nên xin tư vấn của bác sỹ về hiện tượng này. Tuy cứ 1 trên 5 người phụ nữ từng trải qua những cơn đau bụng dữ dội trong kỳ kinh nguyệt, bạn không nên chủ quan với hiện tượng này.

Đau bụng kinh dữ dội là dấu hiệu bất thường trong kỳ kinh nguyệt

Nếu bạn bị đau bụng kinh dữ dội, đi kèm sốt, nôn mửa, chóng mặt, chảy máu bất thường, bạn nên liên hệ với cơ sở y tế sớm để được điều trị.

Thuốc giảm đau không có tác dụng

Nếu các biện pháp giảm đau bụng kinh như chườm nóng không có tác dụng, chị em có thể dùng thuốc giảm đau chứa acetaminophen hoặc ibuprofen. Nếu thuốc giảm đau không cải thiện cơn đau bụng kinh, bạn đang gặp hiện tượng thống kinh bất thường.

Trong trường hợp này, bạn không nên tự ý tăng liều lượng thuốc giảm đau vì chúng có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm. Hãy xin tư vấn của bác sỹ nếu thuốc giảm đau thông thường không có tác dụng với bạn.

Đau vùng chậu

Trước và trong vài ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt, chị em có thể thấy khó chịu quanh vùng chậu. Hiện tượng rụng trứng cũng khiến chị em nhạy cảm hơn với cơn đau quanh vùng chậu. 

Tuy nhiên, đau vùng chậu xuất hiện trong những thời điểm khác của chu kỳ có thể báo hiệu một số rối loạn phụ khoa. Cơn đau nhói quanh khung xương chậu, đau bụng lan xuống xương chậu có thể là dấu hiệu của lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, đau âm hộ mạn tính,...

Nhiều bệnh phụ khoa có thể khó chẩn đoán, do đó, đừng ngại ngùng khi chia sẻ cho bác sỹ dấu hiệu đau bụng kinh bất thường như: đau bụng kèm tiêu chảy, nôn mửa, rối loạn kinh nguyệt, chảy máu bất thường giữa chu kỳ, khó Mang thai. Ngoài ra, một số nguyên nhân gây đau khi quan hệ tình dục cũng có thể khiến bạn bị đau bụng kinh dữ dội.

 

Quỳnh Trang H+ (Theo VeryWell)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phụ khoa