Những điều cần biết về bệnh tay chân miệng

Trẻ có thể bị nhiễm bệnh tay chân miệng nhiều lần

Bệnh tay chân miệng có dễ lây lan?

Phải làm gì khi ở lớp học đã có trẻ bị bệnh tay chân miệng?

Trẻ sơ sinh bị tay chân miệng, bố mẹ nên làm gì?

Phòng bệnh tay chân miệng như thế nào?

Triệu chứng bệnh tay chân miệng

Dấu hiệu đầu tiên của bệnh tay chân miệng là sốt kéo dài, đau họng, biếng ăn. Sau 1 - 2 ngày, trẻ sẽ có các triệu chứng điển hình của bệnh như loét miệng, phát ban dạng mụn nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông. Ngoài ra, trẻ vẫn sốt nhẹ và nôn.

 Mụn trên lòng bàn tay và lòng bàn chân có thể là dấu hiệu cảnh báo tay chân miệng

Đâu là nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng 

Coxsackievirus A16 thuộc nhóm nonpolio enteroviruses - là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh tay chân miệng. Nguyên nhân chính khiến trẻ nhiễm virus coxsackievirus là thông qua việc ăn uống. Bệnh cũng có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt của người bị nhiễm bệnh, dịch nhầy mũi… Tiếp xúc trực tiếp với bề mặt có chứa virus cũng có thể khiến bạn mắc bệnh.

Làm thế nào để chẩn đoán bệnh tay chân miệng?

Phát hiện sớm tay chân miệng sẽ hạn chế bệnh lây lan thành dịch. Các bác sỹ sẽ phân biệt bệnh tay chân miệng với các bệnh khác bằng cách đánh giá độ tuổi của người bệnh, dấu hiệu, triệu chứng và vị trí xuất hiện của các vết loét. Để xác định loại virus nào gây bệnh, bác sỹ có thể lấy mẫu phân và gửi đến phòng thí nghiệm.

Phát hiện sớm tay chân miệng sẽ hạn chế bệnh lây lan thành dịch

Điều trị bệnh tay chân miệng như thế nào?

Trong hầu hết các trường hợp, không có cách điều trị cụ thể cho tay chân miệng. Bệnh thường kéo dài khoảng 7 - 10 ngày mà không cần điều trị. Thuốc được bác sỹ kê chỉ giúp giảm các triệu chứng của bệnh. Để giảm mụn nước, bác sỹ có thể kê đơn các loại thuốc mỡ bôi ngoài da. Thuốc giảm đau như acetaminophen hoặc ibuprofen được kê để giảm đau đầu, hạ sốt…

Khi bị tay chân miệng trẻ có thể gặp những biến chứng nào?

Mất nước là biến chứng thường gặp của bệnh tay chân miệng. Nếu bị mất nước nghiêm trọng, trẻ có thể cần tiêm tĩnh mạch để bổ sung nước. Ngoài ra, trẻ cũng có thể gặp một số biến chứng nghiêm trọng khác như nhiễm trùng vết loét, viêm màng não do virus và viêm não.

Thanh Tú H+ (Theo Boldsky)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm