Nhận chẩn đoán bệnh Parkinson ở tuổi 30: Khoảnh khắc thay đổi cuộc đời

Chỉ riêng ở châu Âu, 10 người chẩn đoán bệnh Parkinson lại có 1 người dưới 50 tuổi

Bị run và đau nhức tay khi viết, phải làm thế nào?

Bị run do di truyền có điều trị khỏi hẳn được không?

Run chân là bị làm sao, điều trị thế nào?

Làm sao phân biệt run vô căn và run do bệnh Parkinson?

Nhà báo, biên tập viên Misha Ketchell (người Australia) đã tìm hiểu, trò chuyện cùng những người bệnh Parkinson khởi phát sớm (những người được chẩn đoán bệnh trước độ tuổi 50).

Được chẩn đoán bệnh Parkinson ở độ tuổi 30, Oliver (tên thật của một số nhân vật trong bài viết đã được thay đổi) giải thích rằng “việc mất đi dopamine trong não bộ có thể mang tới những ảnh hưởng như quá trình lão hóa, chỉ trừ thực tế là tôi không thực sự già đi. Theo đó, dáng đi của tôi trở nên khá lạ lùng. Nhiều người còn nghĩ là tôi đang say rượu”.

Oliver chia sẻ rằng anh cũng thường xuyên gặp phải tình trạng cứng cơ bắp, có thể là với toàn bộ cơ thể, hoặc tại bàn chân, ngón tay… “Nhiều khi tôi đút tay vào túi áo và cơn co cứng cơ xảy đến, khiến tôi không thể nào rút tay ra được nữa”.

Học cách làm quen với bệnh tật

Dù ít nhưng vẫn có những người mắc bệnh Parkinson từ khi còn trẻ

Việc thuộc vào nhóm nhân khẩu học thiểu số khi phải sống chung với một căn bệnh nào đó thực sự là thách thức lớn với nhiều người. Ví dụ, nam diễn viên Michael J. Fox (người Mỹ gốc Canada) đã được chẩn đoán mắc bệnh Parkinson từ năm 29 tuổi. Tuy nhiên, phải tới tận năm 37 tuổi, nam diễn viên mới công khai thông tin này.

Điều này đã giúp nâng cao nhận thức của nhiều người về căn bệnh Parkinson, nhưng những người trẻ tuổi như Oliver vẫn phải đối mặt với sự hoài nghi của mọi người xung quanh. “Một trong những triệu chứng bệnh là nói nhỏ, nhưng khi tôi giải thích nguyên nhân do mình mắc bệnh Parkinson, họ thường thắc mắc ngược lại “nhưng bạn có già đâu”, hay “tôi có thấy bạn bị run đâu”.

Oliver cho biết điều này khiến anh có cảm giác như xã hội đang phủ nhận tình trạng bệnh của mình.

Trên thực tế, ngoài các triệu chứng hữu hình như run tay chân, bệnh Parkinson có thể gây ra rất nhiều triệu chứng khác. Ví dụ, bệnh Parkinson có thể khiến bạn bị rối loạn giấc ngủ (mất ngủ), trầm cảm, rối loạn lo âu nghiêm trọng, ảo giác, táo bón… Parkinson cũng có thể khiến người bệnh bị rối loạn chức năng tình dục, mất khứu giác, mất tập trung, mất tự tin, mệt mỏi, đau đớn.

Các triệu chứng có thể biểu hiện khác nhau ở từng người bệnh, nhưng nhìn chung họ đều có xu hướng gặp nhiều triệu chứng hơn, triệu chứng tăng nặng hơn khi bệnh tiến triển dần theo thời gian.

Với những người trẻ tuổi, căn bệnh Parkinson có thể mang tới nhiều thách thức to lớn khi đây là thời điểm họ thường phải xoay sở giữa sự nghiệp, gia đình, chăm sóc cha mẹ già… Mắc Parkinson ở độ tuổi trẻ có thể khiến người bệnh trải qua cảm giác mất mát, bị xã hội cô lập.

Steve (một người được chẩn đoán bệnh ngoài 40 tuổi) cho biết anh đã mất vợ khi cô ấy quyết định ra đi do không thể chịu nổi bệnh tật của chồng; Mất công việc (do tình trạng run tay chân khiến anh không còn khả năng viết lách); Mất tự tin; Mất khả năng tự lập (khi anh thường xuyên bị té ngã trong suốt cả ngày).

Các phương pháp điều trị đã thực sự hiệu quả?

Trong khi vẫn chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn bệnh Parkinson, những người bệnh trẻ tuổi sẽ vẫn phải lo “tới khi nào các phương pháp điều trị hiện tại mất tác dụng”.

Zoe, một người bệnh Parkinson được chẩn đoán trong độ tuổi 20 chia sẻ cô ấy thấy rất lo lắng vì phương pháp điều trị bằng thuốc hiện nay có hạn chế về hiệu quả. Theo đó, các loại thuốc có thể dần mất tác dụng sau một thời gian sử dụng, cũng như có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khó chịu. “Tôi còn quá trẻ để mắc bệnh Parkinson, điều gì sẽ xảy ra khi các loại thuốc không còn hiệu quả với tôi nữa”, Zoe cho biết.

Bên cạnh phương pháp điều trị bằng thuốc, vẫn có các phương pháp phẫu thuật như phẫu thuật kích thích não sâu để điều trị bệnh Parkinson. Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật này chỉ thích hợp với một số người bệnh, cũng như có những rủi ro nhất định khi thực hiện.

Vi Bùi H+ (Lược dịch theo Theconversation)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện - giúp hỗ trợ giảm run chân tay

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện với thành phần chính từ Thiên ma, Câu đằng giúp hỗ trợ giảm run chân tay, đi đứng run rẩy, nói run run trong bệnh và hội chứng Parkinson, run vô căn, run do rối loạn thần kinh thực vật, run sau tai biến mạch máu não, run ở người cao tuổi.

Sử dụng Vương Lão Kiện thường xuyên để run chân tay không trở thành rào cản trong cuộc sống của bạn!

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0283 977 8085.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh