Độc tố trong môi trường làm suy yếu hệ thống miễn dịch qua nhiều thế hệ

Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của phụ nữ mang thai và con cháu của họ

Thải độc cơ thể khi không khí ô nhiễm bằng các loại thảo mộc

Video: 5 hậu quả của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe con người

Ô nhiễm không khí dù thấp vẫn khiến trẻ gặp vấn đề tâm thần, thậm chí tự tử

Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Nghiên cứu mới do Tiến sỹ Paige Lawrence tới từ Trung tâm Y tế thuộc Đại học Rochester (URMC, Mỹ) dẫn đầu và được thực hiện trên chuột - động vật có chức năng hệ thống miễn dịch tương tự như con người.

Tiến sỹ Lawrence cho hay: “Khả năng chống nhiễm trùng của bạn cũng có thể liên quan tới những gì mà bà cố hay cụ bà của bạn đã từng ăn khi mang thai”.

Sự suy yếu của hệ thống miễn dịch qua nhiều thế hệ có thể giúp giải thích sự biến đổi được quan sát trong mùa cúm và dịch cúm. Tiêm vaccine cúm hàng năm có thể giúp bảo vệ bạn phòng ngừa nguy cơ bị cúm hoặc giảm tác động của cúm khi bị nhiễm bệnh. Mặc dù tuổi tác, virus đột biến và các yếu tố khác có thể là lý do cho một số sự biến đổi này, nhưng chúng không giải thích đầy đủ về sự đa dạng của các phản ứng khi bị nhiễm cúm trong dân số nói chung.

“Khi bạn bị nhiễm bệnh hoặc tiêm vaccine cúm, hệ thống miễn dịch sẽ tăng cường sản xuất các loại tế bào bạch cầu cụ thể để đáp ứng. Hiện tượng đáp ứng càng rõ nét, thì đội quân bạch cầu càng lớn, khả năng chống nhiễm trùng càng cao. Ở những con chuột trong nghiên cứu, đội quân bạch cầu giảm hẳn qua nhiều thế hệ, khả năng chống nhiễm trùng cũng giảm theo”, Tiến sỹ Lawrence giải thích.

Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã cho những con chuột mang thai ở trong trong môi trường nhiễm hóa chất dioxin, cũng như biphenyl polychlorin/PCB - phụ phẩm phổ biến của quá trình sản xuất công nghiệp và đốt rác thải, PCB cũng được tìm thấy trong một số mặt hàng dân dụng. Những hóa chất này đi vào trong cơ thể con người thông qua quá trình tiêu thụ thực phẩm. Dioxin và PCB được tích lũy sinh học khi chúng đi vào chuỗi thức ăn và tích tụ nhiều trong các sản phẩm thực phẩm từ động vật.

Kết quả: Sự sản xuất và chức năng của các tế bào T gây độc tế bào (cytotoxic T cell) hay tế bào T sát thủ đã bị suy yếu khi những con chuột thí nghiệm bị nhiễm virus cúm A. Tế bào T sát thủ là một tế bào lympho T (một loại tế bào bạch cầu) giết chết các tế bào ung thư, các tế bào bị nhiễm bệnh (đặc biệt là virus), hoặc các tế bào bị hỏng theo những cách khác nhau.

Phản ứng miễn dịch bị suy yếu đã được không chỉ xuất hiện ở lứa cháu của những con chuột cái bị phơi nhiễm với dioxin, mà ở cả thế hệ tiếp theo - tương đương với đời chắt ở người. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng hiệu ứng này rõ rệt hơn ở những con chuột cái.

Các nhà khoa học giả thuyết rằng dioxin liên kết với một loại protein trong các tế bào gọi là AHR. Việc tiếp xúc không gây ra đột biến gene, thay vào đó bộ máy tế bào mà gen được biểu hiện bị thay đổi và hiện tượng này được truyền lại cho các thế hệ tiếp theo.

Tìm hiểu thêm về chất độc dioxin:

Nỗi ám ảnh màu da cam

Việt Nam 40 năm sau chiến tranh: “Nỗi đau da cam” vẫn còn

Biết Tuốt H+ (Theo MX)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp