Rối loạn nhịp tim và các nhóm thuốc điều trị phổ biến nhất

Tùy vào dạng rối loạn nhịp tim mà người bệnh cần các loại thuốc điều trị khác nhau

Tập yoga có giúp cải thiện tình trạng bệnh rung nhĩ?

Tại sao huyết áp thấp nhưng tim lại đập nhanh?

Nhịp nhanh trên thất là gì, triệu chứng cảnh báo, cách điều trị thế nào?

Nhịp nhanh thất là gì, có nguy hiểm không và điều trị thế nào?

Dưới đây là một vài điều bạn cần biết về các nhóm thuốc điều trị rối loạn nhịp tim:

Thuốc chống loạn nhịp tim

Thuốc chống loạn nhịp tim có thể được kê đơn nếu bạn bị nhịp tim nhanh, nhịp tim sớm hoặc thừa nhịp. Các loại thuốc này có tác dụng điều chỉnh lại nhịp tim, khôi phục lại nhịp tim bình thường bằng cách thay đổi dòng điện tim.

Người bệnh rối loạn nhịp tim có thể phải uống thuốc chống loạn nhịp tim trong một khoảng thời gian dài. Nhóm thuốc này bao gồm các loại thuốc như: Amiodarone (Cordarone, Pacerone), flecainide (Tambocor), procainamide (Procan, Procanbid), propafenone (Rythmol), tocainide (Tonocarid).

Dù các loại thuốc này có thể giúp điều chỉnh tình trạng rối loạn nhịp tim, chúng cũng có thể làm tăng nguy cơ, tần suất tái phát các cơn rối loạn nhịp. Nếu nhận thấy mình gặp phải tình trạng này, bạn nên thông báo với bác sỹ ngay lập tức.

Thuốc chẹn kênh calci

Thuốc chẹn kênh calci phù hợp với người rối loạn nhịp tim bị tăng huyết áp

Nếu bạn bị rối loạn nhịp tim, đau thắt ngực kèm bệnh huyết áp (ví dụ như tăng huyết áp), các bác sỹ có thể cho bạn dùng thuốc chẹn kênh calci. Các loại thuốc này có thể làm giãn mạch máu, làm tăng lượng máu lưu thông tới tim, từ đó làm giảm đau tức ngực, giúp hạ huyết áp.

Thuốc chẹn kênh calci cũng có thể giúp làm chậm nhịp tim. Theo đó, giảm nhịp tim và hạ huyết áp có thể làm giảm căng thẳng cho tim, từ đó giảm nguy cơ rối loạn nhịp tim.

Hầu hết các thuốc chẹn kênh calci có dạng viên nén, nhưng cũng có ở dạng tiêm tĩnh mạch. Một số loại thuốc chẹn kênh calci thường được sử dụng bao gồm: Amlodipine (Norvasc), diltiazem (Cardizem, Tiazac), felodipine, isradipine, nicardipine (Cardene SR), nifedipine (Procardia), nisoldipine (Sular). verapamil (Calan, Verelan, Covera-HS).

Tuy nhiên, các loại thuốc chẹn kênh calci cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như chóng mặt, táo bón, đau đầu, phát ban, sưng ở chân và bàn chân…

Thuốc chẹn beta

Thuốc chẹn beta có thể làm chậm nhịp tim, giảm căng thẳng cho tim

Thuốc chẹn beta có thể được kê đơn cho người bị rối loạn nhịp tim nhanh. Nhóm thuốc này hoạt động bằng cách ngăn chặn, ức chế hormone adrenaline, từ đó giúp làm chậm nhịp tim, làm giảm huyết áp và giảm căng thẳng cho trái tim.

Các thuốc chẹn beta phổ biến nhất bao gồm: Acebutolol (Sectral), atenolol (Tenormin), bisoprolol (Zebeta), metoprolol (Lopressor, Toprol-XL), nadolol (Corgard), propranolol (Inderal LA, InnoPran XL).

Các tác dụng phụ của thuốc chẹn beta bao gồm: Mệt mỏi, lạnh tay và nhức đầu. Đôi khi, những loại thuốc này cũng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây ra các vấn đề về dạ dày như táo bón hoặc tiêu chảy.

Thuốc chống đông máu

Thuốc chống đông máu, hay còn gọi là các loại thuốc làm loãng máu thường được kê đơn để ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông gây đau tim, đột quỵ. Do đó, thuốc chống đông máu thường được kê đơn cho những người bệnh rung nhĩ.

Nên nhớ, thuốc chống đông máu không giúp khắc phục các vấn đề về nhịp tim. Chúng chỉ giúp giảm nguy cơ hình thành cục máu đông do một số dạng rối loạn nhịp tim nhất định.

Warfarin (Coumadin) là một trong những loại thuốc chống đông máu phổ biến nhất. Tuy nhiên, hiện nay, các loại thuốc chống đông máu không kháng vitamin K (NOACs) thường được khuyên dùng thay thế cho warfarin (chỉ trừ trường hợp bạn bị hẹp van 2 lá hoặc đã thay van tim nhân tạo).

Các loại thuốc NOACs thế hệ mới bao gồm: Dabigatran (Pradaxa), rivaroxaban (Xarelto), apixaban (Eliquis), edoxaban (Savaysa).

Tuy nhiên, sử dụng thuốc chống đông máu có thể làm giảm khả năng cầm máu của người bệnh rối loạn nhịp tim. Do đó, bạn nên chú ý thông báo với bác sỹ nếu thấy mình có các dấu hiệu, triệu chứng chảy máu trong như đi ngoài phân lẫn máu, hay bị bầm tím…

Trong các trường hợp trên, các bác sỹ có thể thử cho bạn dùng aspirin thay cho warfarin. Aspirin không có tác dụng làm loãng máu mạnh như warfarin, do đó chúng cũng ít gây chảy máu hơn.

Khổ sâm - thảo dược chống rối loạn nhịp tim
Khổ sâm là thảo dược được sử dụng phổ biến ở nhiều nước để hỗ trợ điều trị, chống rối loạn nhịp tim. Nghiên cứu cho thấy Khổ sâm có tác động ổn định nhịp tim, giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực, khó thở, mệt mỏi cho người bệnh bị rối loạn nhịp tim, ngoại tâm thu, rung nhĩ, nhịp nhanh thất kịch phát, nhịp xoang nhanh…
Hiện nay tại Việt Nam, thảo dược Khổ sâm kết hợp với nhiều thành phần khác có lợi cho tim tạo nên sản phẩm hỗ trợ chuyên biệt cho người rối loạn nhịp tim. Khi kết hợp giải pháp hỗ trợ này cùng với thuốc điều trị sẽ mang lại hiệu quả kiểm soát nhịp tim an toàn, bền vững.

Vi Bùi H+ (Theo Healthline)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương - hỗ trợ làm giảm hồi hộp, trống ngực do nhịp tim nhanh

Với thành phần chính từ thảo dược Khổ sâm, Ninh Tâm Vương giúp giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực và phòng nguy cơ suy tim do rối loạn nhịp cho người bị rối loạn nhịp tim nhanh (nhịp nhanh nhĩ, thất, nhịp nhanh xoang), người mắc các bệnh tim, bệnh mạch vành, người bị di chứng sau biến cố tim mạch...

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch