Run do rối loạn trương lực cơ là gì, triệu chứng, cách điều trị?

Rối loạn trương lực cơ có thể gây run tại nhiều bộ phận trên cơ thể

Bị run và tê tay lúc tối ngủ, cách giải quyết?

Cách phòng tránh hạ huyết áp tư thế ở người bệnh Parkinson

6 biện pháp tự nhiên giúp cải thiện triệu chứng bệnh Parkinson

Giải đáp các câu hỏi thường gặp về bệnh run vô căn

Rối loạn trương lực cơ là gì?

Rối loạn trương lực cơ là dạng rối loạn vận động đặc trưng bởi những cử động không tự ý. Nguyên nhân là do tình trạng co thắt cơ dẫn đến các cử động lặp đi lặp lại, các cơn run hoặc tạo nên những tư thế bất thường.

Rối loạn trương lực cơ có thể ảnh hưởng tới một phần cơ thể (loạn trương lực cơ cục bộ), 2 hoặc nhiều bộ phận liền kề nhau (loạn trương lực cơ phân đoạn) hoặc ảnh hưởng tới tất cả các bộ phận trên cơ thể (loạn trương lực cơ toàn thể).

Các triệu chứng cảnh báo

Rối loạn trương lực cơ thường biểu hiện bởi các cơn run:

- Bắt đầu ở một bộ phận duy nhất, ví dụ như chân, cổ hoặc cánh tay. Loạn trương lực cơ cục bộ thường bắt đầu sau 21 tuổi, ảnh hưởng tới cổ, cánh tay, mắt và chỉ duy trì ở dạng cục bộ hoặc phân đoạn.

- Xảy ra khi người bệnh thực hiện một hành động cụ thể, ví dụ như vẽ hoặc viết.

- Cơn run trở nên nghiêm trọng hơn khi căng thẳng, mệt mỏi hoặc lo lắng.

- Cơn run ngày càng trở nên rõ rệt, dễ nhận thấy hơn.

Các bộ phận trên cơ thể thường bị ảnh hưởng bởi rối loạn trương lực cơ bao gồm:

Rối loạn trương lực cơ có thể ảnh hưởng tới cổ, tay, mí mắt…

- Cổ (loạn trương lực cơ cổ): Các cơn co thắt khiến đầu bị vẹo, quay sang một bên hoặc bị kéo về phía trước hoặc phía sau. Đôi khi tình trạng này có thể gây đau đớn.

- Mí mắt: Nháy mắt nhanh hoặc co thắt mí mắt không tự chủ khiến bạn gặp khó khăn khi nhìn. Tình trạng này thường không gây đau đớn, nhưng có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi bạn căng thẳng, nhìn vào nguồn sáng chói.

- Hàm hoặc lưỡi (loạn trương lực cơ lưỡi - miệng - hàm): Người bệnh có thể bị nói lắp, chảy nước dãi, khó nhai hoặc nuốt. Tình trạng này có thể gây đau đớn và thường kết hợp cùng chứng loạn trương lực cơ cổ và co giật mí mắt.

- Thanh quản, dây thanh âm: Ảnh hưởng tới âm lượng giọng nói.

- Bàn tay và cẳng tay: Thường xảy ra khi bạn thực hiện một hành động lặp đi lặp lại, ví dụ như khi viết hoặc chơi nhạc cụ.

Rối loạn trương lực cơ có thể gây run tay khi viết, chơi nhạc cụ...

Nguyên nhân

Các nhà khoa học vẫn chưa làm rõ được nguyên nhân chính xác gây rối loạn trương lực cơ. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng tình trạng này có thể liên quan tới việc rối loạn giao tiếp giữa các tế bào thần kinh trong một số vùng não. Một số dạng rối loạn trương lực cơ còn có thể xảy ra do di truyền.

Trong một số trường hợp, run do rối loạn trương lực cơ cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh khác, ví dụ như bệnh Parkinson, Huntington, Wilson, đột quỵ, chấn thương sọ não, u não, thiếu oxy, ngộ độc kim loại nặng…

Điều trị run do rối loạn trương lực cơ

Hiện chưa có cách chữa trị hoàn toàn chứng rối loạn trương lực cơ. Tuy nhiên, các bác sỹ có thể xem xét cho bạn dùng thuốc, phẫu thuật để cải thiện triệu chứng run:

Dùng thuốc

Tiêm botox vào một số cơ cụ thể có thể giúp làm giảm các cơn run, cải thiện tư thế cho người bị rối loạn trương lực cơ. Thông thường, người bệnh cần được tiêm botox sau mỗi 3 - 4 tháng. Các tác dụng phụ có thể bao gồm mệt mỏi, khô miệng, thay đổi giọng nói.

Ngoài tiêm botox, các bác sỹ cũng có thể xem xét cho bạn dùng một số loại thuốc tác động tới các chất dẫn truyền thần kinh trong não, bao gồm:

- Thuốc carbidopa-levodopa (Duopa, Rytary): Làm tăng nồng độ chất dẫn truyền thần kinh dopamine.

- Trihexyphenidyl và benztropine (Cogentin): Tác động tới các chất dẫn truyền thần kinh khác (ngoài dopamine). Tác dụng phụ có thể bao gồm giảm trí nhớ, mờ mắt, buồn ngủ, khô miệng và táo bón.

Phẫu thuật

Trong trường hợp rối loạn trương lực cơ nghiêm trọng, bạn có thể cần các phẫu thuật như:

- Kích thích não sâu.

- Phẫu thuật cắt bỏ chọn lọc một số dây thần kinh kiểm soát co thắt cơ.

Các biện pháp khác

Ngoài dùng thuốc và phẫu thuật, bạn có thể trao đổi với bác sỹ về các lựa chọn hỗ trợ điều trị khác, ví dụ như tập vật lý trị liệu, trị liệu ngôn ngữ, massage, tập yoga, dùng sản phẩm thảo dược… để cải thiện triệu chứng run do rối loạn trương lực cơ.

Trong Đông y có 2 thảo dược thiên ma, câu đằng được coi là “đầu bảng” trong việc hỗ trợ bình can, trấn kinh, giảm run giật. 2 thảo dược này còn đóng vai trò như tiền chất dinh dưỡng, giúp nuôi dưỡng và bảo vệ tế bào thần kinh, nhờ đó có thể giúp hỗ trợ điều chỉnh lại những rối loạn chức năng não bộ, hiệu quả với chứng run do rối loạn trương lực cơ.

Vi Bùi H+ (Theo Mayoclinic)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện - giúp hỗ trợ giảm run chân tay

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện với thành phần chính từ Thiên ma, Câu đằng giúp hỗ trợ giảm run chân tay, đi đứng run rẩy, nói run run. Sản phẩm hỗ trợ phù hợp cho bệnh và hội chứng Parkinson, run vô căn, run do rối loạn thần kinh thực vật, run sau tai biến mạch máu não, run ở người cao tuổi.
Sử dụng Vương Lão Kiện thường xuyên để run chân tay không trở thành rào cản trong cuộc sống của bạn!

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0283 977 8085.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh