Tắc hẹp mạch vành: Khi nào cần đặt stent mạch vành?

Đặt stent mạch vành thường được thực hiện để giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim

Tại sao người bệnh suy tim bị phù, giữ nước trong cơ thể?

Các dạng bệnh van tim và triệu chứng cảnh báo

Bệnh cơ tim giãn: Nguyên nhân, biến chứng và cách phòng ngừa

Suy tim độ 3 sống được bao lâu, làm sao kéo dài tuổi thọ?

Tắc hẹp mạch vành xảy ra khi hệ thống mạch vành nuôi dưỡng tim bị tắc hẹp bởi các mảng xơ vữa hình thành và phát triển. Hậu quả làm giảm lưu lượng máu tới nuôi các tế bào cơ tim và gây ra cơn đau thắt ngực. Tắc hẹp mạch vành còn làm tăng nguy cơ xảy ra biến cố nhồi máu cơ tim, suy tim, rối loạn nhịp.

Tắc mạch vành mức nào cần đặt stent ?

Nhìn chung, hướng điều trị tắc hẹp mạch vành sẽ bao gồm các biện pháp:

- Thay đổi lối sống lành mạnh hơn.

- Sử dụng thuốc điều trị.

- Can thiệp phẫu thuật (ví dụ như đặt stent mạch vành), phẫu thuật bắc cầu động mạch vành.

Trong đó, phương pháp đặt stent mạch vành thường được chỉ định trong các trường hợp sau:

- Hội chứng mạch vành cấp tính.

- Người bệnh không đáp ứng với điều trị nội khoa (dùng thuốc).

- Mức độ tắc hẹp lớn (trên 70 - 75%).

- Mảng xơ vữa mềm, dễ nứt vỡ thành cục máu đông (huyết khối).

- Người bệnh có cơn đau thắt ngực không ổn định, ngay cả trong lúc nghỉ ngơi.

Bạn sẽ cần đặt stent khi không đáp ứng tốt với thuốc, mức độ tắc hẹp lớn…

Stent mạch vành là một giá đỡ động mạch vành, có hình dáng như một ống lưới nhỏ, được cấu tạo bằng kim loại hoặc polymer có phủ thuốc hoặc không phủ thuốc. Việc đặt stent nhằm giúp mở rộng các động mạch nuôi tim đang bị tắc nghẽn, giúp người bệnh cải thiện lưu lượng máu đến tim, giảm đau thắt ngực, giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim.

Nhìn chung, người bệnh tắc hẹp mạch vành có thể thông qua một số triệu chứng hàng ngày (ví dụ như cảm thấy yếu, khó chịu ở ngực, khó thở khi gắng sức nhẹ, giảm khả năng vận động…) để biết mình cần đi khám, trao đổi với bác sỹ về việc đặt stent.

Trước khi đặt stent, bạn cũng nên tìm hiểu kỹ vì phương pháp này có thể gây ra một số biến chứng, ví dụ như nhiễm trùng, dị ứng (với thuốc gây mê, thuốc phản quang), tổn thương thành động mạch, xuất huyết…

Phải làm gì để kiểm soát tắc hẹp mạch vành, trì hoãn phẫu thuật đặt stent?

Nhìn chung, để trì hoãn việc phải đặt stent mạch vành, người bệnh cần tìm cách kiểm soát bệnh tốt, tăng cường chức năng tim, tăng cường lưu thông máu và giảm cholesterol để ngăn mảng xơ vữa hình thành.

Dùng thuốc và tái khám định kỳ

- Nên uống thuốc điều trị đúng loại, đủ liều theo chỉ định của bác sỹ.

- Đi khám ngay khi có dấu hiệu bất thường.

- Thường xuyên tái khám định kỳ.

Duy trì lối sống lành mạnh

- Nên ăn rau củ, hoa quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt. Ăn kiêng mỡ, muối, nội tạng động vật.

- Duy trì cân nặng hợp lý, kiểm soát đường huyết nếu bị đái tháo đường.

- Không hút thuốc, hạn chế rượu bia và các chất kích thích có thể gây hại cho tim.

- Giữ tâm lý ổn định, tránh căng thẳng quá mức.

- Nên tập thể dục thường xuyên với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga…

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ tăng cường chức năng tim từ thảo dược

Trên thị trường Việt Nam hiện nay chỉ có một sản phẩm hỗ trợ tăng cường chức năng tim từ thảo dược đã được chứng minh lâm sàng về hiệu quả hỗ trợ giảm cholesterol, chống xơ vữa mạch vành, giảm đau thắt ngực, phòng nguy cơ nhồi máu cơ tim cho người bệnh mạch vành.

Kết quả nghiên cứu này được đăng tải trên tạp chí quốc tế và đặc biệt sản phẩm được chuyên gia tim mạch đánh giá cao. Nhiều người bệnh mạch vành đã sử dụng thuốc theo đơn của bác sỹ, kết hợp sản phẩm hỗ trợ để trì hoãn việc phải đặt stent hiệu quả, nên bạn có thể lựa chọn để dùng. Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn tìm được lời giải cho câu hỏi “khi nào cần đặt stent mạch vành” và có thêm được những thông tin hữu ích giúp kiểm soát bệnh mạch vành hiệu quả, trì hoãn việc phải đặt stent.

Vi Bùi H+ (Tổng hợp)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang - hỗ trợ tăng cường chức năng tim

TPBVSK Ích Tâm Khang có hiệu quả hiệu quả hỗ trợ làm giảm các triệu chứng khó thở, hồi hộp do suy tim; Giảm cholesterol, giảm nguy cơ hình thành huyết khối, xơ vữa động mạch, tăng lưu thông máu... đã kiểm chứng lâm sàng và kết quả được đăng tải trên tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu (Canada). Sản phẩm Ích Tâm Khang phù hợp cho người bị suy tim, người có triệu chứng tim mạch (do tăng huyết áp, xơ vữa mạch vành....) và người có nguy cơ cao như người cao tuổi, có tiền sử gia đình bị tim mạch.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

SĐT: 0243 775 9865 - 0981 238 219.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch