Tại sao bạn dễ bị ốm khi thời tiết lạnh?

Thời tiết lạnh làm các vi khuẩn, virus sinh sôi dễ dàng hơn

Đau mũi khi trời lạnh, có phải bạn đã bị viêm xoang?

Vì sao bạn dễ mắc bệnh viêm xoang khi trời lạnh?

Người bệnh suy tim nên chú ý gì khi trời lạnh?

4 cách giữ ấm cho cơ thể khi ra ngoài trời lạnh

Đầu tiên, thời tiết lạnh khiến mọi người ở trong phòng nhiều hơn, điều này đồng nghĩa với việc tiếp xúc với mầm bệnh, người bệnh nhiều hơn khiến bạn dễ bị lây bệnh hơn.

Ngoài ra, các mạch máu của bạn có thể co lại khi thời tiết lạnh, điều này làm cho các tế bào bạch cầu mất nhiều thời gian hơn để di chuyển đến niêm mạc (màng nhầy), vì thế, khả năng phòng ngừa và chống lại vi khuẩn, virus cũng giảm đi.

Không khí khô của mùa lạnh cũng có thể làm màng nhầy trở nên khô và cứng, làm các triệu chứng cảm lạnh tồi tệ hơn.

Thời tiết lạnh làm suy yếu hệ miễn dịch của bạn, khiến bạn dễ mắc bệnh hơn

Nhiều lý do khác cũng góp phần làm giảm khả năng miễn dịch của bạn vào mùa lạnh. Một trong số đó là thiếu vitamin D, điều này là do bạn ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào mùa đông. Hơn nữa, các tế bào ở đường hô hấp cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng cao hơn khi tiếp xúc với nhiệt độ thấp.

Đồng thời, các loại virus như Rhinovirus, virus cúm có thể sinh tồn và nhân lên dễ dàng hơn khi thời tiết lạnh. Rhinovirus là loại virus phổ biến gây ra cảm lạnh thông thường, đôi khi chúng còn gây ra viêm họng hay nhiễm trùng tai. Tương tự các loại virus cúm A, B,… có thể gây bệnh cúm ở người dễ dàng hơn trong thời tiết lạnh.

Nghiên cứu cho thấy, Rhinovirus sinh sôi trong khoang mũi nhanh hơn bình thường khi nhiệt độ cơ thể thấp hơn 37 độ C. Nhiệt độ, độ ẩm thấp cũng làm cho Rhinovirus xâm nhập vào cơ thể dễ dàng và tự do hơn. Điều tương tự xảy ra với các loại virus cúm khác.

Trời lạnh cũng dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe như bệnh xương khớp, bệnh tim mạch

Ngoài cảm, cúm, nhiễm trùng, thời tiết lạnh cũng có thể khiến bạn dễ gặp các vấn đề sức khỏe khác như:

Vấn đề về xương khớp: Cơ thể ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời dẫn đến thiếu hụt vitamin D, đồng thời việc lười tập thể dục khi thời tiết lạnh có thể dẫn đến các bệnh về xương khớp.

Bệnh tim mạch: Thời tiết lạnh có thể làm các mạch máu co lại, làm tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông đồng thời tim phải bóp mạnh hơn để bơm máu đi giữ ấm cho cơ thể. Điều này có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Hạ thân nhiệt: Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể dẫn đến hạ thân nhiệt, một tình trạng khiến cơ thể không kiểm soát được nhiệt độ. Trong một số trường hợp, hạ thân nhiệt có thể dẫn đến tử vong.

Trịnh Tây H+ (Theo medicaldaily)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp