Tại sao bạn lại bị sỏi mật và làm sao để nhận biết sỏi mật?

Phụ nữ có nguy cơ bị sỏi mật cao hơn nam giới

Sỏi mật khác gì sỏi thận và làm sao để điều trị sỏi mật?

Ăn uống như thế nào để phòng ngừa sỏi mật?

Sỏi túi mật 10mm nhưng chưa đau thì điều trị thế nào?

Bị sỏi mật nhưng chưa có triệu chứng bất thường: Liệu đã cần phải điều trị?

Chức năng của túi mật

Túi mật là một cơ quan lưu trữ dịch mật, được kết nối với gan bằng một mạng lưới các ống dẫn mật. Bác sỹ Mitchel McKenzie từ UnityPoint Health (Mỹ) cho biết: “Gan liên tục sản sinh dịch mật, chất dịch lỏng có vai trò hỗ trợ tiêu hóa chất béo trong chế độ ăn hàng ngày. Bình thường, dịch mật được lưu trữ trong túi mật. Chúng chỉ được giải phóng khi bạn ăn các món ăn có nhiều chất béo. Lúc này, ruột sẽ gửi tín hiệu tới túi mật để giải phóng dịch mật”.

Bác sỹ Mitchel McKenzie cho rằng, bất kỳ điều gì gây nên sự mất cân bằng trong việc dự trữ dịch mật, khiến dịch mật bị ứ đọng đều có thể dẫn tới sỏi mật.

Dịch mật ứ đọng có thể dẫn tới hình thành sỏi mật

Nguyên nhân gây ra sỏi mật

“Sỏi mật rất phổ biến. Trên thực tế, có khoảng 20% ​​dân số thế giới mắc bệnh sỏi mật, nhưng chỉ từ 20 - 30% những người mắc bệnh xuất hiện các triệu chứng”, bác sỹ Mitchel McKenzie cảnh báo. Nguyên nhân gây ra sỏi mật có thể bao gồm: Ăn kiêng (đặc biệt là nhịn ăn); Giảm cân cấp tốc; Cholesterol cao; Béo phì; Bệnh mạn tính; Mang thai (đặc biệt là mang đa thai); Thiếu máu; Di truyền.

Bệnh sỏi mật thường gặp nhất ở những người trên 40 tuổi. Tuy nhiên, do tình trạng thừa cân, béo phì ngày càng trẻ hóa, nhiều trẻ trong độ tuổi thiếu niên cũng có thể hình thành sỏi mật.

Các cơn đau, dấu hiệu cảnh báo sỏi mật

Theo bác sỹ Mitchel McKenzie, nếu bạn bị sỏi mật, thông thường bạn sẽ có nhiều viên sỏi nhỏ với kích thước khác nhau thay vì chỉ hình thành một viên sỏi mật lớn. Thông thường, những dấu hiệu cảnh báo sỏi mật bao gồm:

- Đau ở vùng bụng trên, bên phải: Cụ thể, khu vực bị đau sẽ nằm ở bên phải rốn, nằm bên dưới xương sườn bên phải, gần vùng xương chậu. Các cơn đau thường xuất hiện sau khi bạn ăn nhiều chất béo, ăn các món nhiều dầu mỡ.

- Đau lưng: Cơn đau bụng có thể lan sang vùng hông phải, lan tới lưng.

- Đau tức ngực, khó tiêu: Tình trạng này chỉ xảy ra ở một vài người bệnh sỏi mật.

- Buồn nôn, nôn mửa: Cả hai đều có thể là dấu hiệu cảnh báo sỏi mật.

- Phân lẫn mỡ: Tình trạng một số người đi ngoài dạng lỏng, nhờn, có mùi hôi.

“Các cơn đau do sỏi mật có thể biểu hiện rất khác nhau ở từng người. Một số người chỉ bị khó tiêu, trong khi đó một vài người khác lại miêu tả họ cảm thấy đau tức ngực rất khó chịu khi bị sỏi mật”, bác sỹ Mitchel McKenzie cho biết.

Vi Bùi H+ (Theo Unitypoint)

Gợi ý thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang giúp hỗ trợ điều trị sỏi mật (sỏi túi mật, sỏi đường mật), giảm đau, đầy trướng, chậm tiêu do sỏi mật gây ra, bài sỏi, phòng ngừa viêm túi mật, viêm đường mật do sỏi.

Sỏi mật khác gì sỏi thận và làm sao để điều trị sỏi mật? - Ảnh 7

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa