Tại sao người bệnh tim hay bị nhịp tim nhanh, tức ngực, mệt mỏi?

Các triệu chứng bệnh tim thường bao gồm nhịp tim nhanh, tức ngực, khó thở…

Tại sao người bị mỡ máu cao hay đau đầu, chóng mặt, tê bì chân tay?

Đau đầu, mất ngủ: Vấn đề thường trực ở người bệnh tăng huyết áp

Phòng ngừa xơ vữa động mạch như thế nào?

Đan sâm - Thảo dược quý ngăn ngừa xơ vữa động mạch

Nếu thường hay gặp phải các triệu chứng như nhịp tim nhanh, tức ngực, khó thở, đau thắt ngực, hồi hộp, mệt mỏi… rất có thể bạn đang mắc các bệnh tim mạch. Học cách nhận biết triệu chứng của một số bệnh tim mạch thường gặp sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc kiểm soát bệnh:

Bệnh động mạch vành

Bệnh động mạch vành là tình trạng suy giảm lưu lượng máu qua các động mạch vành, thông thường là do sự hình thành của các mảng xơ vữa trong lòng động mạch. Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh mạch vành là các cơn đau thắt ngực, khiến người bệnh thấy khó chịu, nặng nề, áp lực, đau đớn, nặng ngực.

Đôi khi bạn có thể nhầm cơn đau thắt ngực với chứng khó tiêu, ợ nóng. Dù vậy, cơn đau thắt ngực do bệnh động mạch vành có thể lan tới vai, cánh tay, cổ, hàm hoặc lưng.

Một số triệu chứng khác cảnh báo bạn đang có mảng xơ vữa động mạch có thể kể tới như: Khó thở, đánh trống ngực (rối loạn nhịp tim), mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, đổ mồ hôi…

Có mảng xơ vữa động mạch là nguyên nhân gây đánh trống ngực, khó thở, mệt mỏi...

Tình trạng hình thành mảng xơ vữa trong lòng động mạch là một trong những yếu tố đầu tiên dẫn tới nhiều bệnh tim mạch khác, ví dụ như đau tim, đột quỵ, suy tim… Do đó, nếu nhận thấy mình có các triệu chứng cảnh báo bệnh tim mạch nói trên, bạn nên trao đổi với bác sỹ về nguy cơ xơ vữa động mạch, từ đó có hướng xử trí phù hợp và kịp thời.

Đau tim

Đau tim (nhồi máu cơ tim) có thể xảy ra do mảng xơ vữa động mạch gây tắc nghẽn, hình thành cục máu đông. Đau tim có thể gây ra các triệu chứng như khó chịu, áp lực, nặng ngực, đau tức ngực, dưới xương ức. Cảm giác khó chịu cũng có thể lan tới lưng, hàm, cổ họng hoặc cánh tay của bạn.

Bạn cũng có thể nhận thấy các dấu hiệu như:

- Đầy hơi, khó tiêu.

- Đổ mồ hôi, buồn nôn/nôn mửa.

- Chóng mặt.

- Người yếu đuối, lo lắng, khó thở.

- Nhịp tim nhanh hoặc không đều.

Xơ vữa động mạch có thể góp phần làm tăng nguy cơ đau tim

Trong cơn đau tim, các triệu chứng có thể kéo dài 30 phút hoặc lâu hơn, không thuyên giảm ngay cả khi bạn nghỉ ngơi hoặc uống thuốc. Các triệu chứng có thể bắt đầu với cảm giác khó chịu nhẹ, sau đó chuyển thành những cơn đau đáng kể.

Rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim cũng có thể gây ra các triệu chứng như đánh trống ngực, chóng mặt, choáng ngất, khó thở, mệt mỏi… trong nhiều trường hợp. Bạn nên cẩn thận với một số dạng rối loạn nhịp tim nhanh như rung nhĩ, rung thất…

Bệnh van tim

Bệnh van tim có thể gây ra các triệu chứng như:

- Khó thở khi vận động hoặc khi nằm.

- Người yếu đuối, hay thấy chóng mặt.

- Cảm giác khó chịu, nặng ngực khi đi lại.

- Đánh trống ngực.

Suy tim

Xơ vữa động mạch có thể gây thiếu máu cơ tim, về lâu dài có thể dẫn tới biến chứng suy tim nguy hiểm. Theo đó, người bị suy tim có thể gặp phải các triệu chứng sau:

- Khó thở (kể cả khi vận động hay nghỉ ngơi).

- Ho.

- Tăng cân nhanh chóng trong 2 - 3 ngày (do tích nước trong cơ thể).

- Sưng mắt cá chân, bàn chân và bụng.

- Chóng mặt, mệt mỏi, suy nhược.

- Nhịp tim nhanh hoặc không đều.

- Bạn cũng có thể bị buồn nôn, đánh trống ngực và đau ngực.

Bệnh cơ tim

Trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh cơ tim có thể gây ra các triệu chứng như:

- Đau tức ngực (thường xảy ra khi tập thể dục, khi nghỉ ngơi hoặc sau bữa ăn).

- Đánh trống ngực.

- Sưng chân, mắt cá chân và bàn chân.

- Mệt mỏi, choáng ngất.

Như đã nói ở trên, việc hình thành mảng xơ vữa trong lòng động mạch có liên quan nhiều tới các bệnh tim mạch, từ đau tim, thiếu máu cơ tim tới suy tim. Do đó, việc chủ động phòng ngừa xơ vữa động mạch là rất quan trọng, đặc biệt nếu bạn đã bắt đầu gặp phải các triệu chứng cảnh báo bệnh tim mạch như nhịp tim nhanh, tức ngực, khó thở, đau thắt ngực, hồi hộp, mệt mỏi…

Bên cạnh việc thay đổi lối sống lành mạnh hơn, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sỹ về việc dùng thêm một số loại thảo dược như đan sâm, hoa hòe, hoạt chất sinh học immunesoyz chiết xuất từ đậu tương Nhật Bản… để dự phòng xơ vữa động mạch hiệu quả hơn.

Vi Bùi H+ (Theo Webmd)

TPBVSK Minh Thông Vương New - Hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, giúp cải thiện các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, tê bì chân tay. Dùng tốt cho người có bệnh lý nền: Tăng huyết áp, mỡ máu cao, tim mạch.

Sản phẩm của dự án thuộc Chương trình Quốc gia số CNC.02.DAPT/13 và đã được cấp chứng chỉ công nhận là sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên an toàn bởi Liên hiệp Hội Khoa Học và Kỹ Thuật Việt Nam.

Công dụng: Hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, tăng lưu lượng tuần hoàn máu não, tăng sức khỏe tim mạch. Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thiểu năng tuần hoàn máu não và tuần hoàn ngoại vi như: Đau đầu, cảm giác nặng đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, tê bì nhức mỏi chân tay.

Đối tượng sử dụng: Người huyết áp cao, người mỡ máu cao, người có bệnh lý tim mạch. Người suy giảm tuần hoàn máu, thiếu máu não, người hoạt động trí não nhiều.

Cách dùng:

- Uống 4 viên/ngày, chia 2 lần.

- Nên uống trước bữa ăn 30 phút. Uống nguyên viên, không nghiền nát hoặc nhai.

- Nên sử dụng liên tục 1 đợt từ 1 - 3 tháng để có kết quả tốt.

XNCB: 17579/2017/ATTP - XNCB
XNQC: 1475/2020/XNQC - ATTP

Lưu ý: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Minh Thông Vương New. Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch