Thiếu sắt và thừa sắt gây ảnh hưởng đến gan thế nào?

Thiếu sắt và dư thừa sắt có thể gây xơ gan, ung thư gan

Trẻ bị thiếu máu do thiếu sắt nên ăn gì?

Thiếu sắt có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ?

Người bị thiếu máu, thiếu sắt có nên uống trà?

Gifographic: Trẻ sơ sinh thiếu sắt có nguy hiểm không?

Theo Trung tâm Y tế Đại học Maryland (Mỹ), khoảng 1/3 lượng sắt được hấp thụ vào cơ thể được lưu trữ trong gan, lá lách và tủy xương trong các hợp chất được gọi là ferritin và hemosiderin.

Sắt được hấp thụ vào cơ thể thông qua các tế bào trong ruột, khi chúng ta ăn hay uống. Một protein được gọi là ferritin nhận sắt từ đường tiêu hóa và sau đó lưu trữ cho đến khi cơ thể cần nhiều sắt hơn. Tại thời điểm đó, ferritin giải phóng sắt vào protein transferrin, chất vận chuyển sắt vào máu. Cả sắt và transferrin đều được sử dụng để sản xuất huyết sắc tố, mà cơ thể dự trữ ở gan, lá lách và tủy xương.

Thiếu sắt và thừa sắt đều nguy hiểm

Các dấu hiệu cho thấy bạn bị thiếu sắt là: Lưỡi sưng, loét miệng và móng giòn. Mệt mỏi và da nhợt nhạt cũng là những triệu chứng thiếu máu - do cơ thể có ít số lượng hồng cầu hơn bình thường. Hội chứng chân bồn chồn, đại tiện ra máu, chảy máu kinh nguyệt nhiều, nhiễm trùng thường xuyên và lá lách to là những triệu chứng nghiêm trọng của thiếu máu do thiếu sắt.

 

Dư thừa sắt - còn gọi là bệnh quá tải sắt hemochromatosis có triệu chứng tương tự như thiếu sắt. Vô kinh, sạm da, mệt mỏi, đau đầu, khó chịu và gan to là những triệu chứng phổ biến của dư thừa sắt.

Dư thừa sắt - bệnh hemochromatosis là một bệnh mà ruột hấp thụ quá nhiều sắt, tích tụ trong cơ thể. Lượng sắt dư thừa này tập trung trong các cơ quan lưu trữ sắt và trong tuyến yên, tinh hoàn, cơ tim, tuyến tụy và khớp. Nồng độ sắt trong máu tăng cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, viêm khớp và tim hoặc suy các nội tạng khác. 

thừa sắt trong cơ thể cũng dẫn đến rối loạn chức năng tình dục hoặc tổn thương nội tạng. Gan, tim và tuyến tụy đặc biệt nhạy cảm. Sắt tích tụ trong gan có thể gây xơ gan, tăng nguy cơ mắc ung thư gan. 

Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu của bệnh quá tải sắt, bệnh nhân thường không có triệu chứng. Nồng độ sắt cao thường được phát hiện trong quá trình xét nghiệm máu. Nhiều bác sỹ chẩn đoán bệnh khi xét nghiệm máu để kiểm tra các vấn đề sức khỏe khác. 

Có một vài loại xét nghiệm máu được sử dụng để xác định nồng độ sắt trong cơ thể, nhưng sinh thiết gan là xét nghiệm chính xác nhất để chẩn đoán bệnh hemochromatosis. Sinh thiết gan cũng có thể xác định xơ gan và các bệnh gan khác. 

Vân Anh H+ (Theo livestrong)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa