Cẩn thận với 7 loại thực phẩm gây hại cho thận

Một số thực phẩm quen thuộc hằng ngày có thể là nguyên nhân gây ra bệnh thận

3 dấu hiệu suy giảm chức năng thận ở người bệnh đái tháo đường

10 cách đơn giản giúp phòng ngừa bệnh thận

7 dấu hiệu bất thường cảnh báo thận có bạn đang gặp vấn đề

Tăng acid trong máu có thể gây bệnh thận và bệnh gout

Bơ được nhiều người ưa chuộng bởi chúng có hàm lượng dinh dưỡng cao, tốt cho cơ thể. Tuy nhiên ăn quá nhiều bơ có thể gây hại cho thận của bạn, bởi loại quả này có hàm lượng kali rất cao. Kali là chất tốt cho cơ thể nếu bổ sung đúng và đủ. Ngược lại, khi lượng kali trong máu bị thừa, bạn sẽ có nguy cơ cao bị bệnh thận và các vấn đề sức khỏe khác như chuột rút cơ bắp và nhịp tim bất thường.

Thịt

Ăn quá nhiều thịt có thể gây ra các vấn đề về thận vì protein động vật rất khó chuyển hóa, gây gánh nặng cho thận khi loại bỏ các chất thải. Hơn thế, chế độ ăn giàu protein động vật cũng có thể dẫn đến sự hình thành và phát triển sỏi thận. Bởi trong thịt có hàm lượng purin cao, kích thích sản xuất acid uric - nguyên nhân phổ biến gây sỏi thận. Bạn nên bổ sung protein thực vật bằng cách ăn nhiều rau và các loại hạt.

 Ăn quá nhiều thịt có thể gây ra các vấn đề về thận

Muối

Nếu ăn quá nhiều muối, thận sẽ phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ lượng natri dư thừa, từ đó làm suy giảm chức năng thận. Ngoài ra, ăn nhiều muối cũng có thể dẫn đến bệnh huyết áp cao. Theo các chuyên gia, mỗi ngày, mỗi người chỉ nên bổ sung khoảng 2300 mg natri để giữ cho thận khỏe mạnh. Bạn cũng có thể dùng gia vị thảo mộc để thay thế muối và hạn chế ăn thực phẩm nhiều muối như: Thực phẩm chế biến sẵn, thực đóng gói, đồ hộp, đồ đông lạnh…

Chuối

Đối với những người đang có vấn đề về thận hoặc bắt đầu có những dấu hiệu bệnh thận thì cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Người bệnh nên hạn chế ăn chuối bởi lượng kali trong chuối cao, nếu ăn quá nhiều có thể dẫn tới dư thừa kali, khiến bệnh thận càng nặng hơn.

Người bệnh thận nên hạn chế ăn chuối bởi chuối có hàm lượng kali cao

Theo đó, các chuyên  gia khuyến cáo, người trưởng thành khỏe mạnh nên bổ sung  từ 3,500 đến 4.700 miligam kali mỗi ngày từ các thực phẩm tự nhiên, trong đó một quả chuối khoảng 150g đã chứa 537mg kali. Còn đối với người bị bệnh thận, cần bổ sung lượng kali ít hơn vì chức năng thận lúc này đã bị suy giảm nên việc lọc lượng kali dư thừa trong máu gặp khó khăn, từ đó dẫn tới các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. 

Sữa

Sữa giàu vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể, nhưng nếu ăn, uống quá nhiều sản phẩm từ sữa như: Sữa bột, sữa chua, phô mai thì sẽ không tốt cho sức khỏe. Bởi, hàm lượng phospho cao có trong sữa có thể gây rối loạn chức năng thận, giảm khả năng thận đào thải phospho dư thừa trong máu. Từ đó gây ra tình trạng xương mỏng và yếu dần và tăng nguy cơ gãy xương.

Bánh mì làm từ lúa mì

Bánh mì nguyên chất rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nó chứa hàm lượng lớn kali và phospho. Vì vậy, ăn quá nhiều bánh mì có thể gây hại cho thận, đặc biệt đối với những người đã có vấn đề về thận.

Bánh mì làm từ lúa mì chứa hàm lượng lớn kali và phospho

Cam và nước cam 

Nước cam có lượng calo thấp nhưng chúng giàu vitamin C, kali. Một quả cam khoảng hơn 100gram cung cấp tới 240 mg kali. Chính vì vậy, những người bị suy giảm chức năng thận cần hạn chế ăn cam và uống nước cam để tránh tình trạng thận làm việc quá tải.

An Thu H+ (Theo Brightside)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiết niệu