Trẻ bị ho và cảm lạnh: Có nên uống thuốc ngay?

Trẻ bị ho và cảm lạnh có thể bị sốt cao

Trẻ bị ho có đờm bố mẹ nên làm gì?

Có phải cảm lạnh sẽ khiến trẻ bị viêm tai giữa?

Trẻ bị cảm lạnh có nên đi máy bay không?

Infographic: Cách đơn giản giúp phân biệt cảm lạnh và cúm mùa

Thuốc ho và cảm lạnh

Các loại thuốc ho và cảm lạnh không cần kê đơn có thể gây hại nghiêm trọng cho trẻ nhỏ. Với trẻ từ 4 - 6 tuổi, chỉ nên dùng thuốc ho nếu được bác sỹ khuyên. Với trẻ trên 6 tuổi, bạn có thể cho trẻ dùng thuốc ho và cảm lạnh, nhưng cần làm theo hướng dẫn trên bao bì về lượng thuốc.

May mắn là khi trẻ bị ho và cảm lạnh, bạn có thể giúp trẻ cảm thấy đỡ ốm hơn mà không cần dùng thuốc. 

Biện pháp khắc phục tại nhà

Một số biện pháp tự nhiên dưới đây giúp khắc phục, điều trị triệu chứng giúp trẻ.

Sổ mũi

* Hút (dùng dụng cụ hút mũi chuyên dụng) để hút nước mũi, dịch nhầy trong mũi của trẻ, hoặc dạy trẻ cách xì mũi. Làm sạch nước mũi, dịch nhầy trong mũi sẽ loại bỏ virus. 

Hút mũi cho trẻ bằng dụng cụ hút mũi chuyên dụng giúp làm sạch nước mũi, dịch nhầy trong mũi

* Thuốc kháng histamine (như loratadine, cetirizine, fexofenadine) không giúp giảm sổ mũi do cảm lạnh, nhưng nó có ích nếu sổ mũi là do dị ứng (còn gọi là viêm mũi dị ứng).

Nghẹt mũi

* Dùng dụng cụ rửa mũi để làm sạch mũi cho trẻ.

* Dùng nước muối sinh lý hoặc thuốc xịt mũi có chứa nước muối để làm lỏng chất nhầy khô trong mũi, sau đó yêu cầu trẻ xì mũi hoặc bạn hút mũi cho trẻ bằng dụng cụ hút mũi chuyên dụng. Nếu bạn không có nước muối sinh lý, dùng nước ấm cũng được.

* Nhỏ 2 - 3 giọt vào lỗ mũi của trẻ, sau đó hút chất lỏng trong mũi trẻ, hoặc để trẻ xì mũi. Tiếp tục làm với lỗ mũi bên kia cho đến khi mũi sạch. 

* Rửa mũi ngay nếu trẻ không thở được bằng mũi. Đối với trẻ bú bình hoặc bú sữa mẹ, hãy nhỏ thuốc nhỏ mũi trước khi cho bú.

* Bạn có thể mua thuốc xịt mũi hoặc nước muối sinh lý nhỏ mũi tại hiệu thuốc. Bạn cũng có thể tự làm nước muối để nhỏ mũi cho trẻ bằng cách: Cho 2ml muối vào 240ml nước ấm.

Chất nhầy dính, gỉ mũi

Sử dụng tăm bông ướt để lấy gỉ mũi, chất nhầy dính trong lỗ mũi trẻ.

Trẻ bị ho

Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi: Nên đưa trẻ đi khám.

Đối với trẻ từ 3 tháng đến 1 tuổi: Cho trẻ uống nước ấm hoặc nước táo ấm từ 5 - 15ml, 4 lần mỗi ngày khi trẻ ho. Đừng cho trẻ uống mật ong vì mật ong có thể gây ngộ độc cho trẻ nhỏ.

Đối với trẻ em trên 1 tuổi: Dùng mật ong, 2 - 5 ml, nếu cần. Mật ong làm loãng dịch nhầy và làm giảm ho. (Nếu bạn không có mật ong, bạn có thể sử dụng siro ngô). Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng mật ong làm giảm ho, đặc biệt là ho vào ban đêm, tốt hơn so với dùng siro trị ho. 

Đối với trẻ em từ 2 tuổi trở lên: Bôi một lớp thuốc mentholated rub lên ngực, cổ (trên cổ họng) của trẻ. Sau khi bôi thuốc, cần để hộp thuốc tránh xa tầm với của trẻ. 

Cơn ho, co thắt

Cho trẻ ngồi trong phòng tắm, mở vòi nước ấm, để trẻ hít thở hơi nước ấm áp. 

Uống nước nhiều hơn

Nên cho trẻ uống nhiều nước và các chất lỏng khác để làm loãng chất nhầy, giúp trẻ ho và hắt hơi dễ dàng hơn. 

Chú ý đến độ ẩm không khí

Nếu không khí trong phòng quá khô, hãy sử dụng máy tạo độ ẩm. Độ ẩm trong không khí cao giúp cho chất nhầy trong mũi không bị khô, làm cho hệ hô hấp của trẻ ít bị khô hơn. 

Việc điều trị không phải lúc nào cũng cần thiết

Nếu các triệu chứng cảm lạnh không ảnh hưởng lớn đến việc ăn - chơi - ngủ - nghỉ của trẻ, bạn không cần phải cho trẻ uống thuốc hay các biện pháp khắc phục tại nhà. Nhiều trẻ bị ho hoặc nghẹt mũi vẫn vui vẻ, chơi bình thường và ngủ ngon. Bạn chỉ nên điều trị các triệu chứng nếu chúng khiến trẻ khó chịu, khó ngủ.

Bởi vì sốt giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng, nên chỉ hạ sốt nếu sốt quá cao và gây khó chịu. Điều này thường không xảy ra cho đến khi nhiệt độ cơ thể của trẻ tăng lên 38,5 độ C hoặc cao hơn. Nếu cần, cho trẻ dùng thuốc acetaminophen (ví dụ Tylenol) hoặc ibuprofen (ví dụ Advil, Motrin) để hạ sốt, giảm đau. 

Tóm lại, nếu bạn muốn điều trị ho và cảm lạnh cho trẻ nhỏ, hãy thử các biện pháp khắc phục tại nhà trước khi dùng thuốc.

Vân Anh H+ (Theo healthychildren)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tai mũi họng