Ung thư vú dần "trẻ hóa": Tầm soát ngay trước khi quá muộn!

Phụ nữ từ khi còn trẻ nên chủ động khám sàng lọc nguy cơ ung thư vú

"Thủ phạm" gây đau vú ở phụ nữ

4 bài tập giãn cơ giúp giảm đau sau điều trị ung thư vú

Ngực nổi mẩn đỏ có phải dấu hiệu ung thư vú?

FDA chứng nhận loại thuốc mới điều trị cho bệnh nhân ung thư vú di căn

Tuy vậy, nhiều người trẻ hiện vẫn dửng dưng với sức khỏe của bản thân nói chung, cũng như ung thư vú nói riêng.

Trên thực tế, 75% phụ nữ bị ung thư vú là những người thường không có nguy cơ cao mắc bệnh. Tuy nhiên, có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vú của bạn, chẳng hạn như có người thân cấp một (mẹ, chị gái hoặc con gái) bị ung thư vú hoặc là người mang gene BRCA1 hoặc BRCA2. Các yếu tố khác như chủng tộc, dân tộc, có mô vú dày đặc, một số số bệnh vú lành tính và một số yếu tố nguy cơ liên quan đến lối sống không lành mạnh cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vú.

Bác sỹ sản phụ khoa David Patton ở Charleston, West Virginia (Mỹ) cho biết: “Thiếu hoạt động thể chất, béo phì, thừa cân, uống rượu và sinh con đầu lòng sau tuổi 30 là những nguyên nhân khiến độ tuổi bệnh nhân ung thư vú ngày càng trẻ. Ngoài ra, có kinh nguyệt trước 12 tuổi hoặc mãn kinh sau 55 tuổi cũng là nguy cơ tăng khả năng ung thư vú”.

Lindsay Odom – một bệnh nhân từng phát hiện mắc ung thư vú giai đoạn hai vào năm 30 tuổi nhớ lại: “Tôi đã rất sốc khi nhận tin mình mắc ung thư vú giai đoạn hai khi chỉ còn vài tháng nữa là sinh con. Mọi việc xảy ra nhanh như một cơn gió. Trong vòng một tháng, các bác sỹ đã hỗ trợ để tôi sinh sớm và phẫu thuật cắt bỏ khối u”.

Nhân dịp đón sinh nhật hai tuổi của con trai út đồng thời kỷ niệm hai năm thoát khỏi căn bệnh ung thư vú, Lindsay Odom chia sẻ: “Tôi sẽ không bỏ lỡ bất kì một buổi kiểm tra nào vì tầm soát ung thư sớm đã cứu mạng mình… Là phụ nữ, xin hãy chú ý đến cơ thể mình và nếu cảm thấy có gì đó không ổn, hãy lên tiếng để chăm sóc kịp thời”.

Lindsay Odom vui vẻ bên gia đình sau khi phát hiện sớm và điều trị kịp thời căn bệnh ung thư vú

Các chuyên gia y tế cho rằng, bệnh ung thư vú nếu được phát hiện sớm thì tỷ lệ chữa khỏi có thể lên tới 80%, đồng thời chi phí điều trị cũng giảm đi rất nhiều. Phụ nữ có thể tự kiểm tra để phát hiện sớm dấu hiệu ung thư vú ở nhà định kỳ hàng tháng. Tuy nhiên, việc đến các cơ sở y tế với trang thiết bị hiện đại sẽ giúp người bệnh có được kết quả rõ ràng và chính xác hơn. Bác sỹ chẩn đoán hình ảnh Christina Clemow của MetroHealth System (Mỹ) đưa ra lời khuyên: “Siêu âm vú tự động (ABUS) kết hợp với chụp nhũ ảnh là lựa chọn tối ưu để sàng lọc căn bệnh này. Nó cho phép chúng ta nhìn xuyên qua các mô dày đặc và xác định những bất thường mà không thể nhìn thấy trên ảnh chụp X-quang như các loại ung thư khó nhìn hoặc các khối u lành tính khác”.

Đáng chú ý, trong các trường hợp điều kiện hạn chế như trong dịch Covid-19, các buổi khám sàng lọc có thể bị gián đoạn do các quy định hạn chế di chuyển hoặc lo ngại khi tiếp xúc với môi trường bệnh viện. GS.BS Rachel Brem - Giám đốc Chẩn đoán hình ảnh và Can thiệp tuyến vú tại Đại học George Washington (Mỹ) được biết đến như một người hùng khi từng vượt qua căn bệnh ung thư vú năm 37 tuổi và mới đây đã chiến thắng Covid-19. Từ những trải nghiệm của bản thân, GS. Brem cho rằng sự chậm trễ trong việc khám sàng lọc định kỳ ung thư vú sẽ làm mất đi khoảng thời gian vàng để chữa trị căn bệnh này.

“Chúng tôi biết rằng khi thế giới chuyển sang trạng thái ổn định hơn, người ta sẽ lại đi khám sàng lọc trở lại. Tuy nhiên, tới lúc đó thì những tế bào ung thư này có thể đã phát triển hơn một chút rồi. Vì vậy, chúng tôi muốn nhắc nhở mọi người rằng mọi người phải có ý thức về nguy cơ và sự chủ động trong khám sàng lọc ung thư vú. Điều này sẽ có tác động đáng kể và có thể cứu mạng bạn,” GS. Brem nhấn mạnh.

Nguyên Hương H+ (Theo GE Reports VN)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Ung thư