Cảnh báo nhiễm độc thủy ngân do dùng kem làm trắng da "thần tốc"

Nhiều sản phẩm làm kem trắng da bị nhiễm độc thủy ngân

Chỉ dẫn cụ thể giúp thải độc thủy ngân

Kiểm tra nhiễm độc thủy ngân như thế nào?

Triệu chứng ngộ độc thủy ngân và cách điều trị

Biến đổi khí hậu làm cá nhiễm thủy ngân nhiều hơn

Sự việc này xảy ra từ tháng 9, nhưng cho tới nay, nạn nhân vẫn chưa có chuyển biến tốt và có nguy cơ bán hôn mê lâu dài. Theo các thông tin được đăng tải trên website Daily Beast, loại kem làm sáng da nói trên được sản xuất tại Mexico và đã bị nhiễm một loại thủy ngân được biết là có thể gây tổn thương hệ thần kinh.

Các chuyên gia cảnh báo nồng độ thủy ngân cao trong các sản phẩm chăm sóc da và đặc biệt là các sản phẩm làm sáng da, làm trắng da ngày càng trở nên nhức nhối, có thể đe dọa sức khỏe và tính mạng của người sử dụng.

Trong nhiều nền văn hóa, làn da trắng là thước đo chuẩn mực của cái đẹp, là ước mơ và nỗi ám ảnh của rất nhiều người (kể cả nam và nữ). Theo một cuộc khảo sát năm 2004 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), gần 40% phụ nữ được hỏi ở Đài Loan, Hồng Kông, Philippines, Malaysia và Hàn Quốc đã sử dụng các sản phẩm làm sáng da, với mức cao nhất là Nigeria (77% số người được hỏi).

Không chỉ ở các nước châu Á và châu Phi, những người da màu ở xứ sở “cờ hoa” cũng rất quan tâm về sản phẩm này. Cách đây chưa lâu, một số nghệ sỹ da màu nổi tiếng ở Mỹ, như ngôi sao truyền hình thực tế Blac Chyna và nữ rapper Azealia Banks, đã bị cư dân mạng “ném đá” không thương tiếc vì “lăng xê” quá lố các sản phẩm làm sáng da. Nhiều người tin rằng một làn da sáng hơn sẽ giúp họ có cơ hội việc làm tốt hơn và nhận được sự đối xử ưu đãi của các cơ quan thực thi pháp luật hơn(!).

Tạp chí Businessweek ước tính thị trường làm sáng da toàn cầu trị giá 20 tỷ USD, con số này bao gồm bao gồm “các sản phẩm hợp pháp và an toàn, hàng giả của các sản phẩm này, như xà phòng và kem bôi giá rẻ”. Đó là những “lối tắt” cực kỳ nguy hiểm để đạt được làn da trắng sáng.

Nhờ đặc tính ức chế melanin (nguyên nhân khiến da sạm, nám, tối màu), nên thủy ngân là một thành phần phổ biến trong các sản phẩm làm sáng da. Ở Việt Nam, hiện có 3 kim loại nặng không được phép cho vào mỹ phẩm là chì, thủy ngân và asen. Tuy vậy, mỗi kim loại nặng này đều có một giới hạn tạp chất cho phép. Cụ thể, trong mỹ phẩm, chì, asen và thủy ngân không được vượt ngưỡng lần lượt là 20ppm (20 phần triệu), 5ppm (5 phần triệu), và 1 ppm (1 phần triệu). 1 phần triệu = 0,0001%.

Ở nước ta, thủy ngân hiện diện nhiều trong các sản phẩm “kem trộn”. Nó có thể giúp làm trắng da rất nhanh, nhưng về lâu về dài, da sẽ trỏe nên trắng bợt, kém hồng hào. Và đây chính là biểu hiện nhiễm độc thủy ngân. Các biểu hiện khác có thể bao gồm da dễ kích ứng, nhiễm khuẩn và sẹo. WHO khuyến cáo tiếp xúc với mỹ phẩm trắng da chứa thủy ngân có thể dẫn đến suy thận, trầm cảm, rối loạn tâm thần và bệnh thần kinh ngoại biên.

Bởi vậy, khi chọn mua các sản phẩm làm trắng, hãy mua ở những hãng uy tín, không ham đồ rẻ hay các sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ. Không mua các sản phảm chưa đăng ký với Bộ Y Tế (nếu là hàng nhập khẩu) hoặc Sở Y Tế (nếu là hàng made in Việt Nam).

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng