Đánh giá tác dụng hỗ trợ giảm đau của TPCN Cốt Thoái Vương trong điều trị đau dây thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa (TKT) là một bệnh rất phổ biến, chiếm 2% dân số và 17% số người trên 60 tuổi

Có nên dùng TPCN Bách Thống Vương giảm đau thần kinh tọa?

5 biện pháp tự nhiên giúp giảm đau thần kinh tọa

TPBVSK Cốt Thoái Vương có cải thiện được tình trạng thoái hóa không?

Dùng loại thực phẩm chức năng nào tốt cho thoát vị đĩa đệm?

Đặt vấn đề: Đau thần kinh tọa (TKT) là một bệnh rất phổ biến, chiếm 2% dân số và 17% số người trên 60 tuổi. Việc điều trị đau TKT hiện nay phải kết hợp nhiều phương pháp như: Nội khoa, đông y, ngoại khoa, tâm lý, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng, do đó gây khó khăn cho cả bác sỹ và người bệnh. Bệnh có tính chất mạn tính và rất hay tái phát, trong quá trình điều trị lâu dài, bệnh nhân có thể phải chịu nhiều tác dụng không mong muốn của nhóm không steroid như: Loét dạ dày tá tràng, độc với gan, thận… Chính vì vậy việc tìm kiếm một sản phẩm an toàn, có tác dụng giảm đau, dùng được lâu dài là rất cần thiết.  

Cốt Thoái Vương là một thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ bài thuốc y học cổ truyền phối hợp với dầu vẹm xanh và một số vitamin, khoáng chất. Trên thực nghiệm thấy có tác dụng giảm đau chống viêm, chống thoái hóa cột sống. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào đánh giá tác dụng của chế phẩm này trong hỗ trợ điều trị đau TKT trên lâm sàng.
Mục đích: Đánh giá tác dụng hỗ trợ giảm đau trên lâm sàng và tính an toàn của thực phẩm chức năng Cốt Thoái Vương trong hỗ trợ điều trị đau TKT.
Đối tượng nghiên cứu: 64 bệnh nhân (BN) chia làm 2 nhóm, nhóm I (nhóm Nghiên cứu): 32 bệnh nhân dùng điện châm kết hợp uống viên Cốt Thoái Vương, nhóm II (nhóm Đối chứng): 32 bệnh nhân chỉ sử dụng điện châm đơn thuần. Liệu trình điều trị là 21 ngày cho cả 2 nhóm.
Phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng can thiệp, so sánh trước sau can thiệp và có đối chứng.
Kết quả và bàn luận: TPCN Cốt Thoái Vương có tác dụng hỗ trợ giảm đau trong điều trị bệnh nhân đau TKT. Sau điều trị, nhóm I giảm từ 6,38 ± 1,41 xuống 2,09 ± 1,57; nhóm II giảm từ 6,53 ± 1,09 xuống 3,52 ± 1,58. Sau điều trị, nhóm I có điểm trung bình thấp hơn nhóm II (p<0.05). Viên Cốt Thoái Vương có tác dụng hỗ trợ cải thiện các triệu chứng lâm sàng như hội chứng cột sống, hội chứng rễ và các triệu chứng thường gặp của bệnh nhân đau TKT. Viên Cốt Thoái Vương không có tác dụng không mong muốn trên lâm sàng và không ảnh hưởng tới chức năng tạo máu, chức năng gan, thận của bệnh nhân trong thời gian sử dụng.
KẾT QUẢ
Kết quả điều trị theo thang điểm VAS

Nhóm

Trước ĐT

 ± SD

Sau ĐT

 ± SD

P

I(NC)

6,38 ± 1,41

2,09 ± 1,57

< 0,05

II(ĐC)

6,53 ± 1,09

3,52 ± 1,58

< 0,05

P

> 0,05

< 0,05

 

Bảng 1: So sánh số điểm VAS trước và sau điều trị của hai nhóm

Nhận xét: Sau điều trị số điểm VAS của 2 nhóm giảm có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Điểm trung bình sau điều trị của nhóm NC thấp hơn nhóm ĐC ( p < 0,05)
Hội chứng cột sống sau điều trị:

HC Cột sống

Nhóm I

N (%)

Nhóm II

N (%)

P

Schober

(cm)

4cm

17(53,12)

7(21,87)

< 0,05

3cm

14(43,75)

24(75,0)

2cm

1(3,13)

1(3,13)

Tư thế chống đau

5(15,63)

12(37,5)

< 0,05

Bảng 2: So sánh hội chứng cột sống sau điều trị của hai nhóm

Nhận xét: Sau điều trị số BN có độ dãn cột sống thắt lưng ≥ 4cm ở nhóm NC là 53,12% cao hơn nhóm ĐC là 21,87% (p<0,05)
Hội chứng rễ sau điều trị:

Hội chứng rễ

Nhóm I

n(%)

Nhóm II

n(%)

P

Lasègue

>700

22(68,75)

12(37,5)

< 0,05

45-700

10(31,25)

19(59,37)

30-<450

0(0)

1(3,13)

Valleix

(điểm)

0

21(65,63)

19(59,38)

> 0,05

1

8(25,00)

8(25,0)

2

3(9,37)

5(15,62)

RLPXGX

3(9,37)

1(3,13)

 
Bảng 3. So sánh hội chứng rễ sau điều trị của hai nhóm
Nhận xét: Sau điều trị tỷ lệ BN có dấu hiệu Lasègue > 700 ở nhóm NC là 68,75%, nhóm ĐC là 37,5%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với (p < 0,05).
Kết quả điều trị chung theo phân loại:
Nhận xét: Sau điều trị bệnh nhân đạt kết quả loại A ở nhóm NC chiếm 21,9%, nhóm ĐC chiếm 9,4%. Không có bệnh nhân nào đạt kết quả loại D ở cả hai nhóm.
Tác dụng không mong muốn của viên Cốt Thoái Vương: 
Trên lâm sàng: không gặp tác dụng không mong muốn nào trên cả hai nhóm.
Trên cận lâm sàng: không làm thay đổi các chỉ số huyết học và sinh hóa máu.
KẾT LUẬN
1. Nhóm Nghiên cứu sử dụng phối hợp thực phẩm chức năng Cốt Thoái Vương có tác dụng giảm đau theo thang điểm VAS tốt hơn so với nhóm Đối chứng  ở mức có ý nghĩa thống kê: Sau điều trị, ở nhóm Nghiên cứu C, chỉ số VAS giảm từ 6,38± 1,41đ xuống 2,09±1,57đ; ở nhóm Đối chứng giảm từ 6,53±1,09đ xuống 3,52±1,58đ (p<0,05).
2. Nhóm sử dụng Cốt Thoái Vương có tác dụng cải thiện độ dãn và độ linh động cột sống theo chỉ số Schober tốt hơn so với nhóm đối chứng ở mức có ý nghĩa thống kê: Sau điều trị số bệnh nhân có độ dãn CSTL ≥ 4cm ở nhóm Nghiên cứu là 53,12% cao hơn nhóm Đối chứng là 31,25% (p<0,05).
3. Nhóm sử dụng Cốt Thoái Vương có tác dụng cải thiện hội chứng rễ theo chỉ số Lasègue tốt hơn so với nhóm chứng: Sau điều trị, tỷ lệ bệnh nhân có dấu hiệu Lasègue > 700 ở nhóm Nghiên cứu là 68,75%, nhóm Đối chứng là 37,5% (p<0,05).
4. Trên lâm sàng và cận lâm sàng, Cốt Thoái Vương không ảnh hưởng tới chức năng tạo máu, chức năng gan, thận của bệnh nhân nghiên cứu. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu độc tính của dầu vẹm xanh và Cốt Thoái Vương trên thực nghiệm không làm ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe của đối tượng sử dụng.
PGS.TS Đỗ Thị Phương, Ths. Lại Thanh Hiền, Ths. Nguyễn Thị Thanh Tú, Phạm Tùng Sơn (Đại học Y Hà Nội)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất