Điều gì giúp quế trở thành nguyên liệu thực phẩm chức năng được săn đón?

Những hoạt chất đặc biệt trong quế giúp nó trở thành một nguyên liệu được ngành công nghiệp dược phẩm, thực phẩm chức năng săn đón

Quế - loại gia vị với lợi ích đặc biệt cho người bệnh đái tháo đường

Giảm đau đầu gối bằng những gia vị nhà bếp quen thuộc

Cách nêm nếm đồ ăn ngon với các gia vị thay thế muối, đường và mì chính

Lợi ích sức khỏe của 5 loại gia vị quen thuộc

Quế là loại thực vật thuộc họ Nguyệt quế (Lauraceae), có tên khoa học là Cinnamomum verum hoặc C. zeylanicum. Cây quế có thể cao từ 10 - 15m khi trưởng thành. Hoa quế thường mọc thành chùy (một kiểu cụm hoa), có màu hơi xanh và có mùi hương rất đặc trưng. Quả quế có màu tím, chứa một hạt và thường dài khoảng 1cm. Hương vị của chúng tới từ một loại tinh dầu thơm, thường chiếm từ 0,5 - 1% thành phần.

Hai loại quế phổ biến nhất trên toàn thế giới là quế Ceylon (hay quế Tích Lan) và quế Cassia. Tuy nhiên, trên thực tế, chi Quế (Cinnamomum) có khoảng 250 loài với nhiều kiểu gene và kiểu hình đặc trưng.

Có thể nói, quế là loài thực vật rất quan trọng về mặt kinh tế do chúng được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp hương liệu vì mùi hương đặc biệt.

Tuy nhiên, chúng cũng có thể được dùng trong ngành công nghiệp thực phẩm và dược phẩm, dùng trong các loại thực phẩm chức năng vì quế chứa nhiều vitamin, khoáng chất, probiotics, các sterol thực vật và các chất chống oxy hóa.

Các hợp chất nổi bật trong quế

Quế có chứa nhiều hợp chất dạng nhựa như cinnamaldehyde, cinnamate, acid cinnamic và nhiều loại tinh dầu khác. Trên thực tế, quế có mùi, vị cay, thơm nồng là do cinnamaldehyde trong quế đã bị oxy hóa.

Khi quế già đi, chúng có màu đậm hơn do các hợp chất trên có nồng độ cao hơn. Thêm vào đó, các loại tinh dầu như trans-cinnamaldehyde, cinnamyl acetate, eugenol, L-borneol, caryophyllene oxide, b-caryophyllene, L-bornyl acetate, E-nerolidol, ɑ-cubebene, ɑ-terpineol, terpinolene và ɑ-thujene cũng được tăng cường.

Bộ phận của cây quế

Hoạt chất

Cinnamaldehyde và eugenol

Vỏ thân cây

Cinnamaldehyde và eugenol

Vỏ rễ

Long não (Camphor)

Quả

Caryophyllene và trans-Cinnamyl acetate

Chồi/nụ

Terpene hydrocarbons, ɑ-Bergamotene, ɑ-Copaene…

Hoa

(E)-Cinnamyl acetate, trans-ɑ-Bergamotene, Caryophyllene oxide

Một sự khác biệt rõ rệt giữa quế Ceylon và quế Cassia là hàm lượng coumarin (1,2-benzopyrone) trong chúng. Theo Viện Đánh giá Rủi ro (Đức), hàm lượng coumarin trong quế Cassia khá cao và đôi khi có thể gây ra những rủi ro cho sức khỏe, gây tổn thương gan nếu bạn thường xuyên ăn nhiều quế Cassia.

Do đó, để tránh các tác dụng phụ, bạn không nên dùng quá 0,1mg coumarin/kg trọng lượng cơ thể trong một ngày. Ví dụ, một người trưởng thành nặng 81kg không nên dùng quá 8mg coumarin/ngày. 1 thìa cà phê (khoảng 2,5gr) quế Cassia có thể chứa từ 7 - 18mg coumarin.

Bạn có thể tham khảo thêm một số cách dùng quế để tăng cường sức khỏe trên Health+, ví dụ như:

- Học ngay cách giảm cân hiệu quả bằng quế

- Dùng quế để ổn định đường huyết, bao nhiêu là đủ?

Vi Bùi H+ (Theo Nutraceuticalsworld)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất