Cảnh báo những rủi ro khi dùng kratom

Kratom là gì, sử dụng kratom có an toàn không?

Phát hiện mới giúp tìm ra thuốc giảm đau không gây nghiện

Nghiện cà phê do gene quy định

Chúng ta có đang lạm dụng thuốc có chứa codein?

Ăn pizza có thể gây nghiện như ma túy

Những cái chết này chiếm chưa đến 1% trong số 27.338 trường hợp tử vong do quá liều được CDC công bố hôm 12/4. Mặc dù nhỏ, nhưng con số này cũng chỉ ra những hiểm họa khi sử dụng kratom.

Nhà độc dược học Henry Spiller tới từ Trung tâm Ngộ độc Ohio (Columbus, Mỹ) cho biết, số người sử dụng kratom ngày càng tăng và chúng ta nên cân nhắc về lợi hại của loại thảo dược này.

Kratom là gì và tại sao mọi người sử dụng nó?

Kratom hay Mitragyna speciosa là một loại thực vật nhiệt đới có nguồn gốc ở Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Papua New Guinea và một số nước ở châu Phi. Lá kratom có chứa hợp chất sinh học, quan trọng nhất là chất gây nghiện và 7-hydroxymitragynine (7-HMG) có tác dụng hướng thần (psychoactive, mind-altering agent).

Kratom thường được xay thành loại bột màu xanh lá cây có thể hòa tan trong trà, đóng gói thành viên nang, viên nén, sản xuất thực phẩm chức năng hoặc chiết xuất thành rượu

Theo nhà độc dược học Oliver Grundmann tới từ Đại học Florida (Mỹ), nhiều công nhân đã nhai lá này như một chất kích thích nhẹ để có thể làm việc hăng sau hơn. Họ cũng uống trà kratom để giảm đau.

Trong một cuộc khảo sát với khoảng 8.000 người dùng kratom ở Mỹ, 68% sử dụng kratom để giảm đau và 66,5% sử dụng nó cho các tình trạng tinh thần. Một phần nhỏ đã sử dụng kratom để giảm sự phụ thuộc thuốc.

Kratom là chất gây nghiện?

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn đang nỗ lực xác định những công dụng của các hợp chất kratom khác nhau. Một số thành phần kratom có liên kết yếu với một loại protein trong cơ thể và não được kích hoạt bởi opioid. Nhưng cho đến nay, các nhà khoa học nhận thấy rằng kratom không hành động như một opioid.

Opioid bao gồm các loại thuốc phiện (opiat), các loại thuốc có nguồn gốc từ thuốc phiện, bao gồm cả morphin. Các loại thuốc nhóm opioid chủ yếu được sử dụng để giảm đau, bao gồm cả gây mê, chúng cũng được sử dụng để giảm ho, chống tiêu chảy.

Trong một phân tích về các vấn đề sức khỏe liên quan đến kratom, nhà độc dược học Henry Spiller và các đồng nghiệp đã phát hiện ra rằng sử dụng kratom có thể gây ra một số các triệu chứng điển hình của quá liều opioid như: Tim đập nhanh, khó chịu, buồn ngủ hoặc hôn mê.

Kratom có ​​an toàn không?

Số lượng tử vong liên quan đến kratom được CDC đưa ra là rất nhỏ: 91 trường hợp tử vong trong số 27.338 ca tử vong do quá liều. Trong số 91 người đó, có 7 người dương tính với một mình kratom, những trường hợp còn lại được xét nghiệm dương tính với ít nhất một chất bổ sung, khiến cho việc kết luận chính xác loại thuốc hay thực phẩm chức năng nào gây ra tử vong vẫn còn khá mơ hồ. Hơn nữa, họ không biết nồng độ sử dụng của cả kratom và các sản phẩm khác, từ đó rất khó để xác định nguyên nhân tử vong.

Tuy nhiên, vì kratom được bán rộng rãi và không được kiểm soát cẩn thận, nên rất có khả năng các sản phẩm này có thể chứa chất độc hại nào đó. Trên thực tế, mộ số sản phẩm có mức độ kim loại nặng và vi khuẩn Salmonella cao.

Đặc biệt, các nhà khoa học đã ghi nhận 5 trường hợp mắc hội chứng cai nghiện ở trẻ sơ sinh do người mẹ sử dụng kratom khi mang bầu. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe tổng thể, bạn nên thực sự thận trọng khi sử dụng kratom.

Hội chứng cai nghiện ở trẻ sơ sinh (viết tắt là NAS) là một nhóm các vấn đề xảy ra ở trẻ sơ sinh tiếp xúc thụ động với các chất gây nghiện, chất kích thích khi còn trong bụng mẹ. Hội chứng cai nghiện ở trẻ sơ sinh xảy ra do phụ nữ mang thai dùng các loại chất gây nghiện hoặc thuốc giảm đau nhóm opioid.
Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất