Cần tháo gỡ triệt để vướng mắc trong nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng

Đơn Đề nghị về việc Giải quyết vướng mắc của các doanh nghiệp nhập khẩu, xuất khẩu nguyên liệu dùng để sản xuất thực phẩm chức năng có nguồn gốc thực vật

Ngành Thực phẩm chức năng phát triển bền vững vì sức khỏe cộng đồng

Hiệp hội TPCN Việt Nam khuyến nghị sử dụng TPCN trong “đại dịch” COVID-19

Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam góp phần phòng chống dịch bệnh COVID-19

10 sự kiện nổi bật năm 2018 của Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam

Theo Tổng cục Hải quan thì các Hiệp hội, doanh nghiệp, đơn vị hải quan đã phản ánh đến Tổng cục những vướng mắc trong việc làm thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa có nguồn gốc thực vật, cụ thể: đậu xanh, đậu đen, đậu nành, táo tàu, táo mèo, bạch quả... để làm thực phẩm; gừng, tỏi, sả... để làm gia vị.

Các hàng hóa này đều có tên trong Danh mục dược liệu ban hành kèm theo Thông tư số 48/2018/TT-BYT nhưng doanh nghiệp nhập khẩu không được Bộ Y tế cấp phép các mặt hàng này do không sử dụng làm dược liệu, cũng như doanh nghiệp không đáp ứng đủ điều kiện để xin phép theo các quy định tại Luật Dược và Nghị định số 54/2017/NĐ-CP.

Để tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp và tránh ách tắc hàng hóa tại cửa khẩu, trước mắt, Tổng cục Hải quan đã đề nghị Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cung cấp Danh mục hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhưng chủ yếu dùng làm thực phẩm để áp dụng chính sách nhập khẩu theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm.

Về lâu dài, để tránh tình trạng một mặt hàng nhập khẩu thuộc 2 danh mục áp dụng theo 2 chính sách quản lý khác nhau, Tổng cục Hải quan cho rằng Bộ Y tế cần khẩn trương sửa đổi Thông tư số 48/2018/TT-BYT theo hướng: Chỉ đưa vào Danh mục dược liệu những sản phẩm chỉ có mục đích sử dụng làm dược liệu, áp dụng chính sách quản lý theo quy định tại Luật Dược và Nghị định số 54/2017/NĐ CP; đối với những sản phẩm chủ yếu để làm thực phẩm thì đưa ra khỏi Danh mục dược liệu, bổ sung vào Danh mục sản phẩm thực phẩm, áp dụng chính sách quản lý theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cũng đã có chỉ đạo về việc sửa đổi Thông tư số 48/2018/TT-BYT để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp Công văn 11046 /VPCP-KGVX ngày 31 tháng 12 năm 2010 của VPCP đã truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ NNPTNT, Tài chính chỉ đạo tháo gỡ ngay các vướng mắc, bất cập theo thẩm quyền, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân .

Bộ Y tế đã có Công văn khẩn số 7415/ BYT- YDCT ngày 31/12/2020 gửi Tổng cục Hải quan đề nghị tạo điều kiện cho doanh nghiệp áp dụng các quy định phù hợp với mục đích sử dụng của mặt hàng nhập khẩu để tạo điều kiện cho việc thông quan và vẫn quản lý được chất lượng dược liệu nhập khẩu. Theo đó, khi doanh nghiệp nhập khẩu dược liệu với mục đích sử dụng làm thực phẩm sẽ khai báo với Hải quan và áp dụng theo quy định với thực phẩm. Khi nhập với mục đích làm thuốc sẽ áp dụng quản lý theo dược liệu, nguyên liệu làm thuốc.

Liên quan đến vấn đề này, ngày 25/10/2020, Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam đã có Đơn Đề nghị về việc Giải quyết vướng mắc của các doanh nghiệp nhập khẩu, xuất khẩu nguyên liệu dùng để sản xuất thực phẩm chức năng có nguồn gốc thực vật

Trong đó, Hiệp hội kiến nghị: "Hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu nguyên liệu dùng để sản xuất thực phẩm nói chung và để sản xuất thực phẩm chức năng nói riêng là nhu cầu chính đáng, hợp pháp của các doanh nghiệp và cá nhân". Việc áp dụng Thông tư 48/2018/TT-BYT cho hoạt động này là không phù hợp vì Thông tư chỉ có phạm vi điều chỉnh liên quan đến lĩnh vực dược. Hiệp hội kiến nghị các cơ quan chức năng áp dụng Luật An toàn thực phẩm và Nghị định 15/2018/NĐ-CP đối với hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu nguyên liệu dùng để sản xuất thực phẩm chức năng.

Hiệp hội cũng kiến nghị Cục Quản lý Y, Dược Cổ truyền (Bộ Y tế) xem xét lại nội dung Công văn số 319/YDCT-QLD ngày 13/5/2020 và Công văn số 741/YDCT-QLD ngày 6/10/2020; kiến nghị Tổng cục Hải quan xem xét lại nội dung công văn số 6693/TCHQ-GSQL ngày 16/10/2020 để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam trân trọng cảm ơn Bộ Y tế, Tổng cục Hải quan đã lắng nghe để giải quyết vướng mắc cho doanh nghiệp theo đúng tinh thần: "Xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính, hiệu lực, hiệu quả, tận tâm, tận lực phục vụ nhân dân". Tuy nhiên, Hiệp hội cho rằng các thực vật sử dụng trong y học cổ truyền đang được ngành thực phẩm chức năng sử dụng làm nguyên liệu trong sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm bổ sung… Việc sản xuất này đáp ứng những tiêu chí thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện được “luật hóa” tại Luật An toàn thực phẩm và Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Danh mục ban hành kèm Công văn khẩn số 7415/BYT-YDCT của Bộ Y tế và chỉ đạo của Tổng cục Hải quan chưa nêu đầy đủ nhiều nguyên liệu có nguồn gốc thực vật sử dụng cho sản xuất thực phẩm chức năng nên chưa tháo gỡ triệt để những khó khăn trong hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu nguyên liệu có nguồn gốc thực vật dùng để sản xuất thực phẩm chức năng.
Hiệp hội kiến nghị cơ quan chức năng cần sửa đổi Thông tư 48/2018/TT-BYT theo đúng tinh thần chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại Công văn số 11046/VPCP-KGVX ngày 31 tháng 12 năm 2020 nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu nguyên liệu có nguồn gốc thực vật dùng để sản xuất thực phẩm chức năng. Theo tinh thần cải cách tư pháp thì hoạt động chuyên ngành nào sẽ phải áp dụng quy định của Luật chuyên ngành đó và các văn bản pháp quy có liên quan, tức là hoạt động liên quan đến quản lý thực phẩm phải tuân thủ Luật An toàn thực phẩm và Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
Phương Minh H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất