Tiềm năng của ngành TPCN trong cuộc chiến chống Covid-19

TPCN là sản phẩm kết hợp tinh hoa YHCT và công nghệ hiện đại

Công nghệ sinh học: “Chìa khóa” cho lão hóa lành mạnh

Dược liệu sạch – “Chìa khóa vàng” cho nhà sản xuất TPCN

Có nên kết hợp Đông y và Tây y khi điều trị bệnh tim mạch?

Y học hiện đại đánh giá hiệu quả của 7 phương pháp Đông y thế nào?

Y học cổ truyền và dịch bệnh

Với nền văn minh hàng nghìn năm cùng hệ thống triết học phong phú, người phương Đông cổ xưa quan niệm về sức khoẻ và bệnh tật tương đối toàn diện. Họ coi sức khoẻ của con người không chỉ đơn thuần là sự cường tráng về thể chất mà còn là sự thoải mái cả về đời sống tinh thần. Từ việc chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tới sức khoẻ và bệnh tật của con người như di truyền, môi trường tự nhiên, xã hội, các nhà lý luận y học cổ truyền phương Đông đã đưa ra những phương pháp chẩn đoán, điều trị, dự phòng bệnh tật và nâng cao sức khoẻ cho con người hết sức độc đáo và hữu hiệu mà cho đến nay vẫn còn giá trị.

Tại Việt Nam, nền y học cổ truyền (YHCT) cũng phát triển mạnh mẽ theo chiều dài lịch sử 4.000 năm của nước nhà. Y học cổ truyền với hàng trăm nghìn bài thuốc, vị thuốc cổ truyền được chứng minh có tác dụng tốt đến việc chăm sóc sức khỏe cho người dân. Dưới ánh sáng của khoa học, những bài thuốc, vị thuốc ấy đã dần được "giải mã" về các cơ chế dự phòng bệnh tật, nâng cao sức khỏe và cả về điều trị bệnh.

Đương nhiên, với bề dày lịch sử ấy, y học cổ truyền phương Đông cũng đã giúp người dân vượt qua nhiều đợt dịch bệnh nghiêm trọng.

Những dịch bệnh thời hiện đại cũng không thiếu bóng dáng của Đông y khi các bài thuốc, vị thuốc y học cổ truyền đã được các chuyên gia y tế sử dụng phối hợp với Tây Y trong các cuộc chiến chống: Dịch cúm 1957-1958, 1968-1969, 2009; Dịch SARS 2002...

Đến dịch Covid-19, vai trò của y học cổ truyền, Đông Y trong phòng và điều trị bệnh do chủng mới của virus corona cũng thể hiện rõ. Tại nơi khởi phát dịch, Trung Quốc đã phải huy động 2.220 nhân viên y tế từ các trường đại học và bệnh viện y học cổ truyền trên cả nước đến tâm dịch (tỉnh Hồ Bắc) để cùng tham gia phòng chống dịch và tham gia chữa bệnh cho người mắc Covid-19  bằng các bài thuốc, vị thuốc Đông Y phối hợp với Tây Y. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc Vương Hạ Thắng khẳng định y học cổ truyền Trung Quốc đã được dùng để điều trị cho hơn 50% bệnh nhân covid-19 tại tỉnh Hồ Bắc.

Tại Việt Nam, y học cổ truyền cũng được huy động trong cuộc chiến với dịch Covid-19. Ngày 17/3/2020, Bộ Y tế đã ban hành công văn số 1306/BYT - YDCT về việc tăng cường phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do SARS - COV2 bằng các phương pháp y học cổ truyền.

Tại công văn này, Bộ Y Tế đã nhấn mạnh yêu cầu sử dụng các bài thuốc, phương pháp y học cổ truyền để phòng và hỗ trợ điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do SARS - CoV2 (Covid-19) gây ra. Bộ cũng công khai 1 số bài thuốc, phương pháp cổ truyền cụ thể để hỗ trợ điều trị bệnh Covid 19 theo 3 giai đoạn tiến triển của bệnh Covid-19 là giai đoạn khởi phát, giai đoạn toàn phát và giai đoạn hồi phục.

Thực phẩm chức năng và Covid-19

Y học cổ truyền có vai trò tích cực trong cuộc chiến chống Covid-19 còn thực phẩm chức năng thì sao?

Như chúng ta đã biết thì thực phẩm chức năng được ví von như là "phiên bản nâng cấp" của y học cổ truyền bởi ngành này vừa kế thừa những tinh hoa của y học cổ truyền, vừa áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại trong nuôi trồng, thu hoạch, chế biến, chiết suất, pha chế.... Chính vì vậy, ngành thực phẩm chức năng cũng góp sức to lớn trong cuộc chiến chống dịch.

Cụ thể, trong những ngày đầu của dịch bệnh, Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam đã kêu gọi các hội viên, các doanh nghiệp nếu có điều kiện nên tăng cường sản xuất các sản phẩm thực phẩm chức năng tăng cường miễn dịch hay giảm thiểu triệu chứng của các bệnh lý nền để tăng cường sức khỏe, sản xuất các sản phẩm nước rửa tay, nước súc miệng… từ thảo dược có tính kháng khuẩn.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Hiệp hội, hàng loạt các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm chức năng đã đẩy mạnh sản xuất phục vụ người tiêu dùng với mục tiêu: Không tăng giá, thậm chí áp dụng các biện pháp giảm giá, khuyến mại hoặc tài trợ miễn phí cho một số đối tượng như các trường học, trại trẻ mồ côi, các vùng nông thôn nghèo, các nhóm đối tượng khó khăn... cùng các cơ quan đang phải ra sức phòng chống dịch bệnh.

Một thành viên của Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (Công ty TNHH Tư vấn Y Dược Quốc tế - IMC) tặng quà để chung tay phòng chống dịch Covid-19 cho quận Đống Đa

Công ty TNHH Medistar Việt Nam trao quà "chống dịch" do công ty sản xuất cho các đơn vị quân đội

Theo thông tin Hiệp hội nhận được từ một số doanh nghiệp hội viên, lượng tiêu thụ và sử dụng các thực phẩm chức năng có tác dụng tăng cường miễn dịch đang có mặt trên thị trường có chứa các hoạt chất sinh học quý (DeltaImmune, ImmuneGamma, β-glucan,...) hoặc các thảo dược (nhân sâm, hoàng kỳ, tam thất, Đông trùng Hạ thảo, kim ngân hoa, xạ can, gừng, tỏi, kinh giới, lá chanh, hương nhu, vỏ bưởi, lá bưởi, cúc tần,...) đã tăng lên đáng kể trong mùa dịch.

Đây chính là sự ghi nhận của người tiêu dùng về vai trò của ngành thực phẩm chức năng trong cuộc chiến chống Covid 19.

Tham khảo một số thực phẩm chức năng được khuyến nghị sử dụng trong mùa dịch trong bài viết: Tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ phòng bệnh trong mùa dịch
Người tiêu dùng cũng nên duy trì sử dụng các thực phẩm chức năng khác để hỗ trợ giảm các triệu chứng của các bệnh nền, bệnh mạn tính, ngăn ngừa biến chứng.
Phạm Mơ H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng