Cách phòng tránh lây nhiễm COVID-19 khi đi tiêm vaccine

Những điều cần biết giúp phòng lây nhiễm COVID-19 khi đi tiêm chủng - Nguồn: MOH

Việt Nam tiếp nhận 250.800 liều vaccine COVID-19 do Cộng hòa Czech tài trợ

Vaccine Nano Covax chưa được cấp phép, cần bổ sung dữ liệu

Y tế tuần qua: Việt Nam sẽ đón thêm hàng triệu liều vaccine COVID-19

Vaccine Nano Covax được chấp thuận kết quả thử nghiệm lâm sàng giữa kỳ pha 3a

Trước những lo ngại của người dân về khả năng lây nhiễm chéo khi đi tiêm vaccine COVID-19, trả lời trên Vnexpress.net, TS.BS Phạm Lê Duy, giảng viên bộ môn Sinh lý bệnh và Miễn dịch, Đại học Y Dược TP.HCM đưa ra các khuyến cáo cho người đi khi tiêm chủng như sau:

Trang bị trước khi đi tiêm

- Khẩu trang: Khi đeo khẩu trang phải che chắn cả mũi, miệng, cằm. Nếu đeo khẩu trang N95 và muốn 2 lớp thì đeo N95 ở trong, khẩu trang y tế bên ngoài. Không có khẩu trang N95 thì bạn nên đeo 2 lớp khẩu trang y tế. Nhớ điều chỉnh gọng cao su hay kim loại ở phía trên khẩu trang cho ôm sát hai bên cánh mũi, để khẩu trang thật kín, ôm sát khuôn mặt.

- Mặt nạ chắn giọt bắn: Nếu bạn có đeo mặt nạ chắn giọt bắn thì phải đeo luôn cho đến lúc rời khỏi địa điểm tiêm chủng, đừng tháo ra rồi đeo vào, làm tăng nguy cơ lây nhiễm.

- Nước rửa tay sát khuẩn: Rửa tay thường xuyên và đặc biệt khi chạm vào những vật dùng chung. Tốt nhất nên tránh sờ mó những vật xung quanh nếu không cần thiết.

Bạn có mang găng tay y tế, nhưng nhớ là vẫn phải tuân thủ việc rửa tay (rửa bên ngoài găng). Cho dù có mang găng thì vẫn không giúp làm giảm nguy cơ lây nhiễm vì đôi bàn tay có mang găng vẫn có thể nhiễm virus và khi chạm lên mũi, miệng thì vẫn lây nhiễm. Xin nhớ là, COVID-19 lây truyền qua đường hô hấp, không phải qua da. Trước khi ra về, lột bỏ găng tay, bỏ vào thùng rác y tế (màu vàng) tại điểm tiêm chủng, rửa tay thật sạch. Đừng mang găng về nhà.

- Bút viết: Có thể bạn cần phải điền một số thông tin cá nhân vào phiếu tiêm chủng nên hạn chế dùng chung bút. Nếu phải dùng bút chung thì nhớ rửa tay sau khi dùng.

Ở nơi tiêm chủng

- Phải luôn giữ khoảng cách với người xung quanh, nếu đứng xếp hàng thì nên giữ khoảng cách 2m với người trước và người sau, hạn chế nói chuyện, đùa giỡn khi đang ở nơi đông người. Nếu không phải xếp hàng, thì tìm một nơi vắng người nhất để đứng, không nên gia nhập vào 1 nhóm đông người.

- Hạn chế mặt đối mặt với nhân viên y tế: Khi ngồi khai báo, khám sàng lọc hay tiêm ngừa thì nên ngồi "vuông góc" với nhân viên y tế, không nên mặt đối mặt trực tiếp với nhân viên y tế, trừ những trường hợp bắt buộc.

Vệ sinh sau khi rời điểm tiêm

Khi về nhà bạn cần làm tuần tự theo các bước để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm.

Việc đầu tiên là rửa tay. Trước khi chạm vào đồ vật gì trong nhà thì rửa tay thật sạch với nước sát khuẩn, mà tốt hơn là với nước và xà phòng diệt khuẩn. Giày dép nên cởi ra và bỏ ở ngoài, hoặc ở 1 góc nào đó ít người qua lại. Có thể xịt sát khuẩn giày dép trước khi mang vào nhà.

Cởi quần áo mặc bên ngoài (trong khi vẫn đang đeo khẩu trang, vì quần áo có thể dính virus và có thể tiếp xúc với mũi - miệng trong lúc cởi quần áo), bỏ quần áo vào máy giặt hoặc ngâm xà phòng ngay. Sau đó mới cởi bỏ khẩu trang, cho vào thùng rác. Sau mỗi bước cần rửa tay với nước sát khuẩn.

Cuối cùng là gội đầu, tắm rửa sạch sẽ với nước và xà phòng.

Hiện nay, nhiều địa phương đang tăng tốc tiêm vaccine cho người dân để nhanh chóng tạo miễn dịch cộng đồng, bảo vệ những người chưa nhiễm COVID-19. Vì vậy, người dân nên nắm rõ các nguyên tắc “nằm lòng” trên để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình. Được biết, tổng số liều vaccine COVID-19 đã được tiêm tại Việt Nam là 19.966.724 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 17.347.538 liều, tiêm mũi 2 là 2.619.186 liều./

Lê Tuyết H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội