Hiểu đúng về hiệu lực, hiệu quả và khả năng bảo vệ của vaccine

Vaccine phòng COVID-19 đã được chứng minh là an toàn, giúp giảm số người nhiễm, biến chứng nặng

Mỹ viện trợ thêm 3 triệu liều vaccine COVID-19 cho Việt Nam

WHO khuyến cáo về "sự nguy hiểm" khi tiêm kết hợp vaccine COVID-19

Người sau khi tiêm vaccine COVID-19 nên ăn gì và kiêng gì?

Có cần thiết xét nghiệm dị ứng trước khi tiêm vaccine phòng COVID-19?

Hiệu lực và hiệu quả của vaccine

Tất cả các vaccine COVID-19 được WHO phê duyệt đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp, bắt buộc phải có tỷ lệ hiệu lực cao từ 50% trở lên. Sau khi được phê duyệt, chúng tiếp tục được theo dõi về tính an toàn và hiệu quả liên tục. Nhưng sự khác biệt giữa hiệu lực và tính hiệu quả là gì?

Hiệu lực của vaccine

Hiệu lực của vaccine là thước đo mức độ giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh của vaccine. Nếu một loại vaccine có hiệu lực cao, sẽ có rất ít người được tiêm bị nhiễm bệnh. Vaccine có hiệu lực đã được chứng minh là 80% có nghĩa là những người được tiêm có nguy cơ mắc bệnh thấp hơn 80% so với nhóm sử dụng giả dược. Hiệu lực 80% không có nghĩa là 20% nhóm tiêm chủng sẽ bị bệnh.

Hiệu quả của vaccine

Tính hiệu quả của vaccine là thước đo hiệu quả hoạt động của vaccine trong thực tế. Các thử nghiệm lâm sàng về tính hiệu quả của này bao gồm nhiều đối tượng đa đạng độ tuổi, giới tính, dân tộc và những người có bệnh lý nền và được đo lường bằng cách quan sát hiệu quả hoạt động của vaccine để bảo vệ cộng đồng nói chung. Tuy nhiên, hiệu quả trong thực tế có thể khác với hiệu quả đo được trong thử nghiệm. Vì vậy, không thể dự đoán chính xác mức độ hiệu quả của việc tiêm chủng đối với một nhóm dân số lớn và đa dạng được tiêm chủng trong điều kiện khác với trong phòng thí nghiệm.

Khả năng bảo vệ của vaccine

Thời gian tiêm vaccine

Để có phản ứng miễn dịch tốt nhất, mỗi người cần tiêm đủ các liều cần thiết. Đối với vaccine 2 liều, sau mũi tiêm đầu tiên vaccine chỉ bảo vệ một phần và liều mũi thứ 2 làm tăng khả năng bảo vệ đó. Vaccine đạt hiệu quả tối đa khoảng vài tuần sau mũi thứ 2. Đối với vaccine 1 liều, khả năng miễn dịch tối đa chống lại COVID-19 đạt được vài tuần sau khi tiêm.

Nguy cơ nhiễm bệnh

Vaccine có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc COVID-19, nhưng không phải là hoàn toàn. Ngay cả khi một người tiêm đủ tất cả các liều và đợi một vài tuần để hình thành khả năng miễn dịch thi họ vẫn có khả năng bị nhiễm bệnh. Vaccine không có khả năng bảo vệ hoàn toàn 100%. Do đó, vẫn có tình trạng bệnh nhân nhiễm COVID-19 mặc dù đã được tiêm chủng đầy đủ. Tuy nhiên, các triệu chứng nhiễm bệnh nhẹ hơn và giảm thiểu nguy cơ biến chứng nặng hoặc tử vong.

Sự lây truyền bệnh

Vaccine COVID-19 là công cụ quan trọng trong ứng phó với đại dịch và bảo vệ chống lại các ca bệnh nghiêm trọng và tử vong. Tuy nhiên vẫn có nguy cơ lây nhiễm sau tiêm. Vì vậy, chúng ta nên tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa như giữ khoảng cách với người khác, đeo khẩu trang, giữ phòng thông thoáng, tránh nơi đông người, rửa tay thường xuyên... Hãy đi xét nghiệm nếu có xuất hiện các triệu chứng của bệnh ngay cả khi bạn đã được tiêm vaccine.

Các biến chủng

Hiện nay, có các biến thể mới nguy hiểm và dễ lây lan hơn sẽ xuất hiện gây biến chứng bệnh nặng hơn, tác động đến khả năng bảo vệ của vaccine. Tuy nhiên, vaccine vẫn có khả năng duy trì hiệu quả chống lại các biến thể nhờ phản ứng miễn dịch phổ rộng mà chúng gây ra. Có nghĩa là những biến thể mới của virus không có khả năng làm cho vaccine hoàn toàn mất tác dụng.

Nguyễn An H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội