Nhìn lại một số hình ảnh đẹp của ngành y tế Việt Nam năm qua

Trong vòng 1 năm qua, Việt Nam đã chứng kiến nhiều nỗ lực phi thường của ngành y tế - Ảnh minh họa

Đề xuất Bộ Y tế phê duyệt thêm 2 vaccine COVID-19 của Mỹ và Nga

Y tế tuần qua: Việt Nam sẽ có vaccine COVID-19 trong tháng 2

Bộ trưởng Bộ Y tế: Dịch COVID-19 không thể kết thúc trong năm 2021

Bộ trưởng Bộ Y tế động viên y bác sỹ Bệnh viện Phổi, CDC Quảng Ninh

Khống chế thành công COVID-19 giai đoạn đầu năm 2020

Bác sỹ Trần Thanh Linh (bên phải) là người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân 91 trong 115 ngày điều trị - Ảnh: Duyên Phan

Ngày 23/1/2020, Việt Nam phát hiện ca nhiễm COVID-19 đầu tiên trong lúc thông tin về virus và căn bệnh vẫn còn rất mới mẻ với toàn thế giới. Tuy nhiên, với kinh nghiệm từ thời chống SARS, ngành y tế Việt Nam đã đưa ra chiến lược ngăn chặn, truy vết, cách ly, khoanh vùng, dập dịch rất hiệu quả.

Tất cả bệnh nhân đợt dịch đầu đều được chữa khỏi hoàn toàn, kể cả những ca nặng nhất như “bệnh nhân 19, “bệnh nhân 91”. Việt Nam trở thành điển hình thành công khống chế COVID-19 trên thế giới.

Niềm vui và tự hào của đội ngũ bác sỹ sau khi chữa khỏi cho những bệnh nhân COVID-19 đầu tiên - Ảnh: Nam Trần 

Ca mổ tách trẻ dính nhau

Diệu Nhi hôn Trúc Nhi, một tháng sau ca mổ tách dính - Ảnh: Hữu Khoa

Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, TP. HCM đã thực hiện ca đại phẫu tách 2 bé gái dính liền phần bụng chậu ngày 15/7/2020.

Gần 100 bác sỹ đã tham gia ca mổ tách rời cặp song sinh Hoàng Trúc Nhi và Hoàng Diệu Nhi. Thời điểm thực hiện ca đại phẫu, 2 bé tròn 13 tháng tuổi, nặng tổng 15kg. Mỗi bé có 2 tay, 2 chân nhưng thông nối nhiều mạch máu và chung nhiều cơ quan nội tạng, sống cộng sinh.

Ca đại phẫu kéo dài hơn 13 giờ và đã thành công tốt đẹp. Quá trình hồi phục của 2 bé gần như hoàn hảo, đạt đúng quỹ đạo phát triển như các trẻ bình thường về thể chất và tinh thần.

Kỷ lục 23 ca ghép tạng trong 13 ngày

Các bác sỹ thực hiện ghép tim cho 2 bệnh nhân trong 2 ngày liên tiếp - Ảnh: Bệnh viện Việt Đức

Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã thực hiện liên tiếp 23 ca ghép tạng, gồm 3 ca ghép tim, 4 ca ghép gan, 16 ca ghép thận hồi đầu tháng 9/2020.

Ghép tạng là kỹ thuật khó cần sự phối hợp chính xác giữa các kíp mổ bên cho và bên nhận. Y bác sỹ không chủ động được thời gian vì phụ thuộc nguồn tạng hiến, nhưng chỉ chậm trễ một chút là có thể hỏng tạng. Các ca mổ ghép thường kéo dài cả chục giờ và việc chăm sóc hậu phẫu, chống thải ghép cũng rất phức tạp.

Để có kỷ lục về ghép tạng này, hơn 400 y bác sỹ đã làm việc xuyên tuần. Đây cũng là lần đầu tiên Trung tâm Tim mạch và lồng ngực của bệnh viện ghép tim cho 2 bệnh nhân trong 2 ngày liên tiếp.

Các bác sĩ BV Hữu nghị Việt Đức thực hiện thành công ca ghép đa tạng - Ảnh: Thanhnien

Ngày Quốc tế sẵn sàng phòng chống dịch bệnh 27/12 do Việt Nam đệ trình được Đại hội đồng Liên Hợp quốc thông qua

Đại sứ Đặng Đình Quý tại phiên họp - Ảnh: Bộ Ngoại giao Việt Nam

Đây là nghị quyết đầu tiên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc trong lĩnh vực này, cũng là nghị quyết đầu tiên do Việt Nam chủ trì đề xuất, thương lượng và thúc đẩy thông qua thành công tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

Vi Bùi H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội