Thách thức từ những thay đổi của biến thể virus SARS-CoV-2

Những thay đổi của biến thể virus SARS-CoV-2 tiếp tục đặt ra nhiều thách thức trong nhiệm vụ kiểm soát và dập dịch COVID-19

WHO đang theo dõi 2 biến thể mới có khả năng kháng vaccine ở Nam Phi và Colombia

Tìm ra kháng thể vô hiệu hóa được các biến chủng của SARS-CoV-2

Biến thể Delta và mối đe dọa tới trẻ em

Những điều cần biết về biến thể virus mới Lambda

Giới khoa học Anh lo ngại về tiêm vaccine vẫn nhiễm biến thể Delta

Sau 2 năm kể từ lần đầu tiên xuất hiện tại Vũ Hán (Trung Quốc), dịch COVID-19 vẫn đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến sức khỏe của hàng triệu người trên toàn cầu, tàn phá các nền kinh tế và gây ra những khó khăn không thể tưởng tượng nổi. thông qua việc phân tích bộ gene của virus SARS-CoV-2 trên toàn thế giới, giới khoa học đã phát hiện ra nhiều biến thể mới của virus này xuất hiện với khả năng lây nhiễm và độc lực mỗi lúc một mạnh hơn so với chủng đầu tiên tại Vũ Hán năm 2019.

Biến thể Delta có tốc độ lây nhiễm cực cao nhưng biến thể Mu lại gây lo ngại về khả năng kháng vaccine

Hơn 1 năm qua, thế giới đã phải chịu thiệt hại nặng nề về người do biến chủng Delta của virus SARS-CoV-2 gây nên. Đây là chủng virus xuất hiện đầu tiên ở Ấn Độ và nhanh chóng lan ra toàn cầu nhờ tốc độ lây nhiễm cực nhanh cùng biểu hiện rất dễ gây nhầm lẫn với bệnh cảm lạnh thông thường gây nên sự chủ quan. Chính sự chủ quan và nhầm lẫn này đã khiến số lượng người nhập viện, tử vong tăng lên chóng mặt.

Trong khi nỗi lo về chủng Delta vẫn đang hiện hữu, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lại đang theo dõi biến thể mới là B.1.621 (còn gọi là biến thể Mu) với nhiều đặc điểm đáng e ngại. Biến thể này bùng phát ở Colombia hồi tháng 1 vừa qua và gây ra làn sóng lây nhiễm thứ ba từ tháng 4 đến tháng 6 ở nước này. Chỉ trong vòng vài tháng ngắn ngủi, Mu đã nhanh chóng xuất hiện tại 40 quốc gia.

WHO phân loại Mu là “biến thể đáng quan tâm” (VOI)

WHO phân loại Mu là “biến thể đáng quan tâm” (VOI), các bằng chứng sơ bộ cho thấy biến thể này không chỉ có tốc độ lây nhiễm cao mà còn chứa những đột biến có thể "né tránh" một phần kháng thể từ các loại vaccine COVID-19 hiện có trên thế giới. Điều này có nghĩa là vaccine hoặc phương pháp điều trị bằng kháng thể có lẽ không hiệu quả với Mu như với chủng gốc của virus SARS-CoV-2 và khiến giới khoa học lại phải đau đầu tìm kiếm phương án để khắc chế.

Biến thể R.1 với khả năng lây lan nhanh hơn và chống lại các kháng thể

Biến thể R.1 được phát hiện lần đầu tiên ở Nhật Bản, chứa những đột biến mới có khả năng vượt qua khả năng bảo vệ của kháng thể ở những người được tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19 và có tốc độ lây nhiễm cao. Đến nay, biến thể này đã được phát hiện tại 35 quốc gia và 2 vùng lãnh thổ của Mỹ. Báo cáo mới nhất cho biết, đã có khoảng 10.000 ca bệnh liên quan đến R.1 được phát hiện trên khắp thế giới. 

Mặc dù R.1 vẫn chưa được WHO coi là một biến thể đáng lo ngại, nhưng các chuyên gia đã khuyến cáo nên cảnh giác vì biến thể này có thể rất dễ lây nhiễm. Theo các báo cáo, 5 đột biến được tìm thấy trong R.1 có thể giúp nó dễ lây lan hơn và tăng khả năng chống lại các kháng thể. Điều này đồng nghĩa với việc biến thể R.1 sẽ tránh được khả năng miễn dịch hình thành sau tiêm vaccine hoặc ở những người từng mắc COVID-19.

 Biến thể C.1.2 có các đột biến tương tự như biến thể Delta

Biến thể C.1.2 phát hiện lần đầu tiên ở Nam Phi, sau đó xuất hiện ở 7 quốc gia khác

Biến thể C.1.2 phát triển từ C.1 - một trong những dòng thống trị làn sóng nhiễm SARS-CoV-2 đầu tiên ở Nam Phi. Biến thể này cũng xuất hiện ở 7 quốc gia khác trải dài khắp Châu Phi, Châu Âu, Châu Á và Châu Đại Dương. 

Cũng giống như R.1, WHO vẫn chưa liệt kê C.1.2 là “biến thế đáng lo ngại” (VOC) hay “biến thể đáng quan tâm” (VOI). Tuy nhiên, các nhà khoa học lưu ý là không thể xem thường bởi biến thể C.1.2 sở hữu các đột biến trong bộ gene tương tự như những đột biến được phát hiện trong các biến thể đáng lo ngại khác như Delta. Ngoài ra, hai trong số những lý do chính khiến các nhà khoa học lo ngại về biến thể này là sự loại bỏ ba acid amin trong supersite kháng nguyên NTD và sự hiện diện của đột biến E484K của protein đột biến có liên quan chặt chẽ đến việc giảm hiệu quả của vaccine. Một khi vaccine COVID-19 đã giảm tác dụng thì nỗi lo sẽ nhân lên theo.

Nguyễn An H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội