Thái Bình tạm dừng nới lỏng, Đồng Nai lên phương án cách ly F0 tại nhà

Cập nhật bản tin COVID-19 tính đến 9h sáng ngày 23/9

Các chuyên gia nói gì về "biển người" ra đường đêm Trung Thu ở Hà Nội?

Hà Nội: Các hoạt động, dịch vụ nào được mở lại từ ngày 21/9?

Từ 6h ngày 21/9, Hà Nội dừng kiểm soát giấy đi đường

Bạc Liêu áp dụng giãn cách xã hội theo mức độ nguy cơ

-  Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 110/NQ-CP về mua vaccine phòng COVID-19 Vero Cell của Tập đoàn Sinopharm, Trung Quốc, đồng ý việc áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt đối với việc mua 20 triệu liều vaccine của tập đoànnày. Bộ Y tế chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc mua vaccine đảm bảo chất lượng, hiệu quả và đúng tiến bộ trong phòng, chống dịch COVID-19.

- Theo Zing.vn, chiều 22/9, bà Trần Thị Bích Hằng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình, vừa ký văn bản hỏa tốc về việc tăng cường các biện pháp chống dịch COVID-19 trước diễn biến phức tạp của chùm ca bệnh ở địa phương lân cận là tỉnh Hà Nam. Theo đó, UBND tỉnh này tạm dừng, chưa triển khai nội dung của thông báo 62/TB-VP ra ngày 21/9  về việc cho mở cửa trở lại một số dịch vụ, gồm: Khu, điểm du lịch, các di tích lịch sử văn hóa, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, bảo tàng, thư viện, điểm cung cấp dịch vụ internet công cộng...

- UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành phương án phòng, chống dịch COVID-19 đáp ứng tình huống trên địa bàn tỉnh có 50.000 ca mắc COVID-19. Đáng chú ý, đối với các trường hợp F0 có kết quả xét nghiệm RT-PCR với tải lượng virus thấp thì sẽ thực hiện cách ly, điều trị tại nhà có kiểm soát, hướng dẫn F0 tự theo dõi sức khỏe tại nhà, cung cấp túi thuốc cơ bản, cung cấp thông tin liên hệ để thông báo cho cơ quan y tế khi có dấu hiệu bất thường về sức khỏe. Điều này góp phần giảm tải cho các bệnh viện dã chiến và các đơn vị điều trị bệnh nhân COVID-19 trên địa bàn tỉnh.

- Từ 0h ngày 23/9, Hà Tĩnh cho phép một số dịch vụ được hoạt động trở lại nhưng phải đảm bảo an toàn phòng, chống dịch. Cụ thể: Hoạt động dạy học và ăn bán trú đối với bậc học mầm non; Dịch vụ nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, hàng quán vỉa hè; Phòng tập gym, dịch vụ cắt tóc, gội đầu, spa hoạt động không quá 50% công suất. Các tuyến xe bus nội tỉnh hoạt đồng không quá 50% chỗ ngồi/lượt. Các cơ sở hoạt động phải đăng ký công suất hoạt động và cam kết với UBND phường, xã, thị trấn; Ghi tên, địa chỉ, số điện thoại và quét mã QR xác nhận đi/đến đối với khách hàng; Thực hiện nghiêm khuyến cáo 5K của Bộ Y tế.

- Trung tâm Chỉ huy phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Sóc Trăng đã ra quyết định thiết lập vùng y tế đối với 2 khu vực dân cư trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu với gần 28.000 nhân khẩu. Thời gian áp dụng 15 ngày, kể từ 13h ngày 22/9. Lực lượng chức năng sẽ thiết lập ngay các chốt và thực hiện kiểm soát 24/24 giờ tại các vùng cách ly y tế trên.

- Theo thông tin từ UBND tỉnh Đồng Nai, từ ngày 22/9-29/9, tỉnh xét nghiệm cho 100% người dân tại các khu phố, ấp có nguy cơ rất cao (vùng đỏ) và nguy cơ cao (vùng cam). Cụ thể, lực lượng chức năng lấy mẫu 6 lần (mẫu gộp 3) để xét nghiệm. Khi phát hiện trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 thì xử lý ngay, phân loại riêng để đưa vào cơ sở cách ly theo dõi, truy vết các trường hợp tiếp xúc gần và tổ chức cách ly theo quy định.

- Sáng 23/9, Sở Y tế Hà Nội cho biết, từ 18h ngày 22/9 đến 6h ngày 23/9, thành phố không ghi nhận ca mắc mới. Tổng số F0 tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4) là 3.950 ca, trong đó số F0 ghi nhận trong cộng đồng là 1.599 ca, số F0 là đối tượng đã được cách ly là 2.351 ca.

- Liên quan đến công tác tiêm chủng vaccine, đến hết ngày 22/9, cả nước đã tiêm được khoảng 35,6 triệu liều vaccine, trong đó hơn 28,7 triệu người tiêm mũi một; 6,9 triệu người tiêm đủ hai liều.

Lê Tuyết H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội